Trước hết, chúng ta nên điểm qua những công dụng thần kỳ của quả dứa đối với đời sống mỗi người, không những nó phục vụ cho bữa ăn mà còn là tốt cho việc chăm sóc da của mỗi chị em.
Giá trị dinh dưỡng của quả dứa
Trong quả dứa có chứa rất nhiều nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain.
Một số lợi ích của quả dứa
1. Kiểm soát bệnh viêm khớp
Một trong những lợi ích của quả dứa là khả năng giảm viêm các khớp và cơ. Thơm có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Loại enzyme này có liên quan đến việc phá vỡ các protein phức tạp và có tác dụng chống viêm nghiêm trọng.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Chỉ cần ăn một khẩu phần thơm là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do.
3. Tác dụng của dứa tốt cho mô và tế bào
Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C cao trong quả thơm có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng, ngoài ra còn giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
4. Công dụng của thơm: Phòng ngừa ung thư
Ngoài việc chứa nhiều vitamin C có khả năng chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư, thơm còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao.
Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, thơm có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.
5. Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp
Thơm là một nguồn trái cây có nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Một trong những chức năng quan trọng nhất của kali là làm giãn mạch, có nghĩa là làm giảm căng thẳng, áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi mạch máu giãn ra, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm và quá trình lưu thông máu ít bị hạn chế, điều này có thể ngăn ngừa hình thành các cục đông máu và mảng bám trong động mạch và mạch máu. Chính vì vậy, thơm có thể làm giảm những nguy cơ liên quan đến huyết áp.
6. Cải thiện làn da
Các loại vitamin C và chất chống oxy hóa có trong trái Thơm có thể chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm. Ăn hoặc bôi dứa lên da có thể làm giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá và cải thiện kết cấu da tổng thể.
7. Ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc dày hơn
Dứa có đặc tính chống oxy hóa và vitamin C. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc. Chiết xuất Dứa có thể thoa lên da đầu để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho các nang tóc. Việc này giúp tóc phát triển tốt hơn, dày hơn và bóng mịn hơn.
Bên cạnh những công dụng thần kỳ của quả dứa thì còn có những tác hại nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Dưới đây là những tác hại của trái dứa.
1. Có thể gây ra ngộ độc
Ăn dứa có thể gây ra ngộ độc. Đặc biệt là vào mùa hè, đây là mùa dứa chín rất dễ xuất hiện những loại nấm độc. Do dứa mọc sát đất nên những loại nấm rất dễ bán vào.
Bên cạnh đó, khi thu hoạch dứa, người ta hay để thành đống, chính vì vậy dẫn đến tình trạng quả bị dập, thối giúp cho nấm mốc cứ thế lây lan rộng ra các quả khác. Người bị ngộ độc nhẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da nổi mề đay, bụng đau hoặc bị đi ngoài. Trường hợp nặng hơn có thể gây khó thở, nôn mửa, tụt huyết áp…
2. Gây dị ứng
Dứa có khả năng dẫn đến phản ứng dị ứng ở một số người. Vì loại quả này có đặc tính làm mềm thịt nên có thể gây ra các triệu chứng như sưng môi, sưng má, rát lưỡi hay gây ngứa họng. Ở một số trường hợp, dứa còn gây ngứa ngáy, khó chịu và nổi mề đay.
3. Gây tương tác với thuốc
Dứa có thể tương tác với một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ. Tình trạng này sẽ xảy ra khi bạn ăn dứa tươi trong lúc đang sử dụng một số loại kháng sinh như amoxicillin và tetracycline. Điều này dẫn đến sự gia tăng các tác dụng phụ do các loại kháng sinh này gây ra như đau ngực, chảy máu mũi, ớn lạnh, sốt, và chóng mặt. Bên cạnh đó, những người đang uống thuốc chống co giật cũng không nên ăn dứa.
4. Làm tăng nguy cơ sảy thai
Nếu bạn đang quá ngày sinh dự kiến, dứa có thể hữu ích cho bạn. Dù vậy, điều này không có nghĩa là bạn nên thường xuyên ăn dứa để kích thích sinh con vì mỗi trái dứa tươi chứa một lượng nhỏ bromelain. Nếu bạn ăn một quả dứa mỗi ngày, bạn sẽ trải qua các cơn co thắt tử cung nguy hiểm.
Dứa tuy có nhiều tác dụng không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn làm đẹp da, giảm cân thì vẫn có nhiều tác hại mà bạn phải cẩn trọng. Bạn nên ăn dứa ở mức độ vừa phải để tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu đang gặp các vấn đề về bệnh gây phản ứng với dứa thì tốt nhất là bạn không nên ăn. Trường hợp gặp những triệu chứng nghiêm trọng sau khi ăn dứa, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh nguy cơ ngộ độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.