Thiêng liêng kỷ vật đại ngàn

Thảo Huyền

Có lẽ, trên thế giới và thế gian này, ít có một dân tộc nào vì quý trọng một vị lãnh tụ anh minh của dân tộc mình mà tự nguyện lấy họ của lãnh tụ đó làm họ cho cả dân tộc mình như đồng bào Tà Ôi, Pa Cô hay Pahy ở huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) của Việt Nam. Hơn cả thế nữa, ngoài việc chọn họ của vị Lãnh tụ đã đưa đất nước ra khỏi “những đêm trường nô lệ”, khai sinh ra nước Việt làm họ của mình, đồng bào nơi đây còn đang lưu giữ những kỷ niệm thiêng liêng, có một không hai về Người.

Có lẽ, trên thế giới và thế gian này, ít có một dân tộc nào vì quý trọng một vị lãnh tụ anh minh của dân tộc mình mà tự nguyện lấy họ của lãnh tụ đó làm họ cho cả dân tộc mình như đồng bào Tà Ôi, Pa Cô hay Pahy ở huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) của Việt Nam. Hơn cả thế nữa, ngoài việc chọn họ của vị Lãnh tụ đã đưa đất nước ra khỏi “những đêm trường nô lệ”, khai sinh ra nước Việt làm họ của mình, đồng bào nơi đây còn đang lưu giữ những kỷ niệm thiêng liêng, có một không hai về Người.

Cảm động về một di vật 30 năm

Đi trong các xã hiện có ngày nay của huyện A Lưới chúng ta phải rưng rưng xúc động về các hiện vật có thể coi là tầng tầng, lớp lớp về kỷ vật Bác Hồ mà các dân tộc như Tà Ôi, Pa Cô, Pahy đang lưu giữ. Những kỷ vật về hình ảnh người Lãnh tụ kính yêu, bậc danh nhân kỳ tài của nước Việt cũng như của thế giới mà các đồng bào đang có này cái “ít tuổi” nhất cũng đã trên chục năm, cái nhiều tuổi nhất cũng đã gần 40 năm rồi. Thế mới thấy bậc Anh minh của dân tộc – Bác Hồ - Vị thánh sống đã để lại cho người dân nhiều sự kính trọng lớn lao đến thế. Bác cứ vậy, một cuộc đời giản dị, hết lòng vì dân vì nước đã như một mạch nguồn, thấm chẩy trong từng tấc đất, mỗi tấm lòng người dân.

s1

Tấm chân dung in trên vải sau ngày Bác mất luôn hiện hữu ở nơi trang trọng trong các nhà dân.

Lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này, chúng tôi thật sự choáng ngợp, thật sự được đối diện với một kho kỷ vật về Bác mà đồng bào đã cất công lưu giữ, thờ tụng đến lớn lao như vậy. Đưa ra những câu hỏi về kỷ vật cần tìm hiểu đang nằm trong lòng dân, hiện hữu trong mỗi gia đình, thú thực chúng tôi rất khó có sự kén chọn. Vì hình ảnh Bác, kỷ vật của Bác nằm trong dân lớn quá!

Trong ngút ngàn những kỷ vật về Bác, được người dân gìn giữ và tôn thờ ấy, lựa chọn lên xuống chúng tôi mới quyết định tìm đến nhà ông Lê Xuân Rắc, xã Hồng Quảng, huyện A Lưới của tỉnh. Để được xem kỷ vật vô giá này của Bác chúng tôi phải chờ đến tận 2 ngày vì người đàn ông đang lưu giữ hiện vật có một không hai kia phải lên ngàn kiếm sống. Đưa ra ý định của mình, chẳng ai dám cho chúng tôi xem cả, vì trong gia đình, trong cái xã không ai đủ phẩm chất để đưa ra và cho người khác xem cái kỷ vật thiêng liêng ấy về Bác cả.

Chờ đợi rồi ông Rắc cũng về. Đó là một người nông dân vậm chắc và trực tính. Khi đề xuất ý định của mình, là muốn xem di vật của Bác mà ông đã gìn giữ đã gần 40 năm nay, coi như báu vật trong nhà, không nói không rằng ông Rắc đã bỏ ra con suối đầu bản để tắm. Lại phải cất công chờ, sau khi ông Rắc đã “tẩy sạch bụi trần”, về nhà ông mới cho biết: Kỷ vật của Bác mà ông đang giữ mang một giá trị thiêng liêng. Khi người ta còn bụi bặm, thô tục thì không được động đến và nói về kỷ vật ấy.

Khi đã sạch sẽ, thoăn thoắt bàn chân trần, ông đặt thang trèo lên nơi bàn thờ của gia đình. Lật tấm vải đỏ phủ kín, ông cẩn trọng mang xuống một bức phù điêu bằng đá tạc nổi rõ chân dung của Bác. Ông bảo, ông đã được cơ quan, bà con lối xóm ủy quyền để gìn giữ bức phù điêu tạc chân dung Bác đã hơn 50 năm nay.

Ông hồi tưởng, bức phù điêu ra đời và được đưa về nhà ông từ năm 1971. Năm ấy, toàn dân tộc ta đang dốc sức, dốc lực cho chiến trường miền Nam, để thực hiện cuộc thống nhất Nam Bắc một nhà theo di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm này, có một Đoàn Quân bưu miền Bắc hành quân vào chi viện cho miền Nam đã qua làng ông.

Trong thời gian lưu trú lại, biết dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Pahy ở đây rất yêu kính Bác Hồ nên trong đoàn có một người có hoa tay đã lấy đá ở Hồng Quảng tạc một bức phù điêu về Bác để kỷ niệm bà con. Sau đó, bức phù điêu này đã được Quân bưu A Lưới gìn giữ. Sau vì dân hay tìm đến xem nên Quân bưu A Lưới đã có ý định đưa về cho dân quản lý.

Ai sẽ là người gánh trọng trách này, sau một thời gian tham khảo, quân bưu và lãnh đạo ở đây thống nhất: Ai được dân quý mến, có đạo đức sẽ được vinh hạnh nhận nhiệm vụ này. Và ông Rắc đã được lựa chọn đảm nhận trọng trách ấy. Sau lễ tiếp nhận, có xôi đồ, gà luộc, hương hoa như một ngày lễ trọng đại, ông Rắc đã kính cẩn cùng gia đình, làng xóm rước Bác về cùng gia đình. Ông đã chọn nơi thâm nghiêm nhất, ấy là bàn thờ tổ tiên mình để đặt bức phù điêu của Bác. Và ông và gia đình cũng như bà con đã thờ tự, nhang khói cho Bác được gần 50 năm nay.

Người sống mãi trong trái tim dân

Thấu hiểu được những tình cảm mà Bác đã danh cho toàn dân Việt Nam cũng như dân tộc mình, sau khi Bác mất, không ai bảo ai, đồng bào các dân tộc như Tà Ôi, Pa Cô, Pahy đã đồng loạt tự nguyện lấy họ của Bác để làm họ cho dân tộc, dòng họ và cá nhân mình. Các đồng bào mang họ Hồ ở đây luôn tâm niệm một lòng học và phấn đấu theo lời Bác dậy.

s2

Ông Lê Xuân Rắc và bức phù điêu có một không hai của Bác đã được gìn giữ gần 40 năm.

Từ hành động và tâm nguyện này nên nhiều người trong các dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, hay Pahy đã liên tục xuất hiện các cá nhân xuất sắc và điển hình. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai người anh hùng đã được phong danh như Anh hùng Kan Lịch, Hồ Đức Vai. Đây là hai đại biểu tiêu biểu, đã được Bác mời ra cả Phủ chủ tịch để khen ngợi.

Liệt kê về kỷ vật của Bác với các đồng bào này thì nhiều lắm. Trong các kỷ vật hiện hữu nhiều nhất ở nhà dân các dân tộc như Tà Ôi, Pa Cô, Pahy thì cái người ta dễ thấy nhất đó là chân dung Bác được in trên vải, thường được treo trang trọng nhất trong gian nhà lớn của các gia đình. Nếu tìm hiểu về những tấm chân dung này người ta sẽ tìm được rất nhiều điều thú vị. Các bức chân dung của Bác được treo trong các gia đình đều xuất hiện sau khi Bác mất.

Với tấm lòng tiếc thương vô hạn, theo đề xuất của người dân, lãnh đạo huyện đã tặng cho mỗi gia đình một chân dung như vậy để đồng bào đem về nhà treo cho đỡ nhớ Bác. Theo ông Hồ Rơi thì đồng bào treo ảnh Bác, ngoài việc tưởng nhớ còn là nơi để dậy dỗ cháu con. Bất cứ đứa trẻ nào không ngoan, đều bị cha mẹ bắt ngồi trước tấm chân dung nói trên của Bác. Cha mẹ đã kể những bài học về Bác, khuyên dậy cháu con và bắt chúng phải hứa trước chân dung ấy những điều cần sửa chữa.

Trong lần vào các gia đình ở đây chúng tôi rất cảm động trước hiện vật ấy là “Hũ muối Bác Hồ”. Theo ông Hồ Phờn, thôn A Vin, xã Hồng Thái thì “Hũ muối Bác Hồ” không bao giờ vơi trong gia đình ông. Lúc nào nhà có việc trọng như cúng tế, tết nhất hay giỗ chạp ông và gia đình luôn lấy muối ở “hũ muối Bác Hồ” để dùng. Ngoài sự thiêng liêng, ông và gia đình đều tâm niệm: Dùng muối ấy để ăn mà nhớ về công lao giời biển của Bác đối với các dân tộc trong đó có người Tà Ôi, Pa Cô và Pahy.

Đơn Thương

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thieng-lieng-ky-vat-dai-ngan-a543656.html