Thực phẩm có tính axít là gì?
Đo giá trị pH của thực phẩm và đồ uống là cách bạn quyết định nó là loại thực phẩm có tính axít hay tính kiềm.
Giá trị pH có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Bất kể thứ gì có độ pH dưới 7 đều có tính axít và trên 7 là tính kiềm.
Có 2 loại thực phẩm có tính axít chủ yếu:
- Thực phẩm axít hóa: Đây là những thực phẩm có tính axít thấp đã được axít hóa bằng cách thêm một thứ khác có tính axít. Bao tử muối, nước sốt và cá muối thuộc nhóm thực phẩm này.
- Thực phẩm có công thức axít: Chúng bao gồm các loại thực phẩm được thêm một lượng nhỏ thành phần có tính axít thấp. Điều này có nghĩa là độ pH không thay đổi đáng kể so với độ pH của các thành phần chiếm ưu thế.
Chế độ ăn có tính axít cao có hại cho sức khỏe
Một chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm tạo axít như protein động vật, một số loại pho mát và đồ uống có ga có thể khiến mức axít cao trong nước tiểu cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Điều này có thể gây ra loại sỏi thận axít uric.
Nó được dự đoán rằng nhiều axít cũng có thể gây suy yếu xương và cơ bắp. Tình trạng này xảy ra do cơ thể sử dụng canxi từ xương để khôi phục sự cân bằng độ pH trong máu khi tính axít quá cao. Tuy nhiên, vẫn có những kết quả trái ngược nhau về sự ảnh hưởng của thực phẩm có tính axít đến sức khỏe xương và cơ.
Trên thực tế, việc ăn một lượng vừa phải thực phẩm có tính axít trong chế độ ăn cân bằng không khiến cơ và xương bị suy giảm hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Một số phát hiện cho rằng axít photphoric, thường thấy trong nước sô đa đẫm màu, có khả năng gây ra tình trạng mật độ xương thấp nếu bạn sử dụng nó thay thế cho sữa – một loại đồ uống giàu canxi và protein. Quá nhiều axít trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, các vấn đề về gan và tim mạch.
Một số thực phẩm và đồ uống tạo ít axít hơn so với sô-đa và protein nhưng chúng không có tác dụng kiềm hóa như các loại rau củ quả.
Cố gắng hạn chế những thực phẩm dưới đây vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng axít và bazơ hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn:
- Muối
- Các loại gia vị có hàm lượng natri cao như nước tương, nước sốt
- Các loại tinh bột như ngô, gạo và lúa mì
- Thịt tươi và thịt đã qua chế biến như thịt gà tây và thịt bò muối
- Sản phẩm từ sữa như pho mát
- Hạt bí và hạt hướng dương
- Giá đỗ
- Cà phê và đồ uống chứa caffeine
- Thuốc lá
- Nước giải khát có ga
- Rượu bia
- Các loại thực phẩm giàu protein động vật
Một lý do nữa bạn nên hạn chế các thực phẩm có tính axít là vì chúng có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng các tình trạng rối loạn tiêu hóa như tình trạng trào ngược dạ dày do axít GERD.
Cách cân bằng chế độ ăn làm giảm tác động của axít
Chế độ ăn đầy đủ với nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh là một cách tuyệt vời để cân bằng lượng axít trong chế độ ăn hàng ngày cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bổ sung các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu xanh, đậu lăng, đậu phụ thay cho protein động vật cũng rất cần thiết.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa bò cũng có thể giúp bổ sung một số chất dinh dưỡng quan trọng để tăng cường sức khỏe xương như canxi, vitamin D, photpho và magiê.
Độ pH của thực phẩm trước khi ăn không quan trọng bằng lượng axít hoặc kiềm được tạo ra trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa loại thực phẩm đó.
Thậm chí các loại quả họ cam quýt, ban đầu có tính axít, cũng góp phần làm tăng tính kiềm sau khi được chuyển hóa.
Ngoài ra, có một số loại thực phẩm có tính kiềm hoặc trung tính bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn, bao gồm:
- Sữa chua và sữa
- Hầu hết các loại rau tươi và hoa quả
- Các loại gia vị ngoại trừ muối, mù tạt và nhục đậu khấu
- Chất béo tốt từ dầu ô liu, bơ, các loại hạt và quả hạch
- Nước lọc
Trên thực tế, những người mắc bệnh như trào ngược dạ dày thực quản GERD nên hạn chế các loại thực phẩm có tính axít như các loại quả họ cam quýt (gồm cam, bưởi, chanh).
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về thực phẩm có tính axít, mặt tiêu cực của loại thực phẩm này và cách cân bằng chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng, việc tập luyện cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe của bạn.