Thức quà quê trong chợ miền Tây

Thảo Huyền

Đến những chợ quê miền Tây, thực khách có thể tìm thấy vô số loại bánh trái cho bữa sáng với giá phải chăng.

Ngoài bày bán các mặt hàng nông sản, chợ quê miền Tây còn là nơi du khách có thể tìm nhiều món ăn ngon dân dã, mang màu sắc ẩm thực bản địa. Điểm đến gợi ý cho du khách là chợ quê Vị Thanh, nằm gần chân cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: lee_wew/Instagram

Ngoài bán nông sản, chợ quê miền Tây còn là nơi du khách có thể khám phá những thức quà dân dã như bánh bò, bánh lá, bánh đúc ngọt, bánh còng, bánh cam, đậu hủ nóng... Một trong những điểm đến gợi ý cho du khách khám phá ẩm thực buổi sáng là chợ quê Vị Thanh, nằm gần chân cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh, Hậu Giang. Ảnh: lee_wew/Instagram

Các món bánh làm từ nếp nguyên hạt hay bột nếp giúp du khách no lâu trong buổi sáng. Món bánh ít được làm từ bột nếp nhào dẻo với nước sau đó bọc nhân đậu xanh hay dừa, gói lá chuối thành hình tháp rồi đem hấp cách thủy. Món bánh nóng hổi, thơm đậm hương lá chuối, vị ngọt vừa phải và phần nhân không quá béo có giá 5.000 đồng/cái.

Bánh ít làm từ bột nếp nhào dẻo với nước lọc sau đó bọc nhân đậu xanh hay dừa. Người thợ gói bánh thành hình tháp bằng lá chuối rồi đem hấp cách thủy. Bánh mềm nóng hổi, thơm đậm hương lá chuối, vị ngọt vừa phải và phần nhân không quá béo. Thực khách có thể mua làm quà sáng, giá 5.000 đồng/cái.

Bánh bột lọc miền Tây có hình dáng, kích thước nhỏ

Bánh bột lọc trần miền Tây được làm từ bột sắn nhào với nước rồi cán mỏng. Phần nhân là tép trấu đã rim với nước mắm, tiêu, hành, đường, ớt. Bánh chín khi bột trong đều, người làm sẽ chần qua nước lạnh và xóc với dầu phi hành lá để bánh không bị dính. Bánh bột lọc dẻo có nhân tép mằn mặn ăn cùng nước mắm ngọt giá 10.000 đồng/hộp 15 cái.

Bánh da lợn có nhiều lớp chồng lên nhau được làm từ bột năng, bột nếp, đường, nước cốt dừa, đậu xanh nấu chín tán nhuyễn. Tùy theo sở thích mà người bán cho thêm hương liệu để tạo nên chiếc bánh nhiều màu sắc có nàu nâu của socola, xanh của lá dứa, tím của lá cẩm. Chiếc bánh mêmnf

Bánh da lợn có nhiều lớp chồng lên nhau được làm từ bột năng, bột nếp, đường, nước cốt dừa, đậu xanh nấu chín tán nhuyễn. Tùy sở thích mà người bán cho thêm hương liệu để chiếc bánh có nhiều màu sắc như nâu của chocolate, xanh của lá dứa, tím của lá cẩm. Người miền Tây chọn bánh da lợn mềm, ngọt nhẹ kèm vị béo ngậy của đậu xanh và uống cùng trà nóng cho bữa sáng nhẹ nhàng. Bánh được bán theo miếng nhỏ giá từ 5.000 đồng và có bán cả khuôn lớn nếu khách muốn mua số lượng nhiều.

Xôi bắp còn có tên là bắp hầm, được nấu từ nếp, bắp hạt và nước dừa tươi đến khi có độ nhão. Hạt bắp

Xôi bắp, còn được gọi là bắp hầm, nấu từ nếp, bắp hạt và nước dừa tươi đến khi có độ nhão nhất định. Hạt bắp chín mềm, bong vỏ, nở đều được gói trong lá chuối, bên trên là muối mè, dừa nạo, đậu phộng. Người bán gói xôi bằng lá chuối thành hình vuông, hình chữ nhật đẹp mắt, kèm chiếc muỗng làm từ thân tàu dừa chẻ mỏng, cắt miếng dài. Mỗi gói xôi bắp giá từ 5.000 đồng. Ảnh: vietnamese.foody/Instagram

Bánh tằm

Bánh tằm bì là món ăn chơi hoặc ăn no của người miền Tây vào buổi sáng. Sợi bánh tằm được làm từ bột gạo nắn tròn, dài đem hấp mềm, có người cho thêm đường mía để bánh có chút vị ngọt. Một phần bánh tằm có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng gồm sợi bánh, xíu mại làm từ củ sắn, thịt heo xá xíu cắt mỏng, bì heo, dưa chua bóp ráo và rau thơm, giá sống. Khi ăn, thực khách có thể rưới nước sốt xíu mại mằn mặn và đậu phộng rang vàng phủ lên trên, thêm phần nước cốt dừa nấu chín trộn cho có vị béo ngậy.

Bánh lá mơ làm từ bột gạo nếp nhồi với lá mơ xay nhuyễn, thêm đường, muối... Bột được nắn dẹt, dính vào chiếc lá mít hoặc lá chuối. Bánh lá mơ hấp chín có màu đen nhạt, dài và mỏng. Ảnh: @nicookingneating/Instagram

Bánh lá mơ làm từ bột gạo nếp nhồi với lá mơ xay nhuyễn, thêm đường, muối... Bột được nắn dẹt, dính vào chiếc lá mít hoặc lá chuối. Bánh lá mơ hấp chín có màu đen nhạt, dài và mỏng. Ảnh: @nicookingneating

Bánh lá mơ được ăn cùng nước cốt dừa béo ngọt chan ngập. Người bán cho thêm đậu phộng đâm nhuyễn hoặc muối mè lên trên cho dậy mùi thơm ngậy, ăn không ngán. Ngày nay nhiều người có thể đổi hương vị lá mơ thành lá dứa để bánh có màu thêm bắt mắt. Mỗi phần bánh giá từ 10.000 đồng. Ảnh: @vie.truong/Instagram

Bánh lá mơ được ăn cùng nước cốt dừa béo ngọt chan ngập. Người bán cho thêm đậu phộng đâm nhuyễn hoặc muối mè lên trên cho dậy mùi thơm ngậy, ăn không ngán. Ngày nay nhiều người có thể đổi hương vị lá mơ thành lá dứa để bánh có màu thêm bắt mắt. Mỗi phần bánh giá từ 10.000 đồng. Ảnh: @vie.truong

Khoai mì hấp nước cốt dừa là món dân dã, khoai được nấu chín trong nước cốt dừa pha muối đường nên vị không bị nhạt, người nấu thêm lá dứa để tạo thêm hương thơm cho món ăn. Khoai khi nấu chín vẫn còn giữ được độ nóng, nhiều bột và có vị béo nhẹ của nước cốt, thêm độ mặn ngọt hài hòa của gia vị. Khi ăn, người bán cho thêm dừa nạo nhuyễn phủ lên trên và muối mè. Giá bán được tính theo 30.000 đồng/kg, người mua bao nhiêu sẽ cân bấy nhiêu.

Khoai mì được nấu chín trong nước cốt dừa pha muối đường, phảng phất hương lá dứa thơm. Khoai chín tới nóng dẻo, co vị béo nhẹ của nước cốt, thêm độ mặn ngọt hài hòa của gia vị. Người bán cho thêm dừa nạo nhuyễn và muối mè vào phần khoai khách mua phần mang đi. Giá khoai khoảng 30.000 đồng/kg, người mua bao nhiêu quán sẽ cân bấy nhiêu.

 

Các loại khoai như khoai lang,

Khoai lang, khoai từ, khoai môn luộc là bữa sáng dân dã được nhiều người yêu thích. Thường loại này được bán theo nhu cầu của khách, giá trung bình 20.000 đến 30.000 đồng/kg tùy loại.