Tiểu đường sơ sinh và những điều cần biết

Ngọc Anh

Tiểu đường là bệnh lý không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện đối với trẻ em. Đặc biệt đối với bệnh tiểu đường sơ sinh, về nội tiết tố liên quan đến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn và tăng lên cao gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thận, huyết áp, tim mạch và đe dọa tính mạng trẻ em.

1. Tiểu đường sơ sinh là gì?
Tiểu đường sơ sinh hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đường trong máu làm lượng đường trong máu bị tăng lên. Tiểu đường sơ sinh có thể xảy ra trong sinh non, nhiễm trùng, truyền dịch hoặc cũng có thể do thuốc. Tiểu đường ở trẻ sơ sinh không thường xảy ra ở giai đoạn sơ sinh của trẻ mà xảy ra vào trước khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi.

Tiểu đường sơ sinh được phân thành 3 loại, đó là:

- Tiểu đường sơ sinh thoáng qua
- Tiểu đường sơ sinh kéo dài
- Tiểu đường sơ sinh kết hợp hội chứng

Tiểu đường ở trẻ em thường gặp là tiểu đường type 1, đó là khi tuyến tụy ngưng không sản xuất insulin. Với loại tiểu đường này, trẻ em thường mắc bệnh do nguyên nhân di truyền chiếm khoảng 10% đến 20%. Tiểu đường type 1 ở trẻ em thường không được phát hiện sớm mà đến giai đoạn những triệu chứng bộc lộ rõ thì mới tìm ra bệnh. Với những trẻ em bị thừa cân, béo phì hoặc đang tuân theo một chế độ dinh dưỡng không khoa học thì có xu hướng mắc phải tiểu đường type 2.

2. Triệu chứng tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện sau:

2.1 Khát nước, bú nhiều và đi tiểu nhiều

Tiểu đường sơ sinh: Những điều cần biết | Vinmec

Bú nhiều gây nên tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Đây là một trong những triệu chứng tiểu đường ở trẻ sơ sinh điển hình nhất. Khi mắc phải đái tháo đường, do đường trong máu bị tích tụ nhiều làm cho thận làm việc liên tục để có thể lọc cũng như hấp thụ lượng đường dư thừa trong cơ thể. Vì vậy, bé trở nên bú nhiều, uống nhiều nước nên đi tiểu nhiều lần. Khi thận không còn khả năng thực hiện quá trình lọc và hấp thu đường này nữa thì khi bé đi tiểu, đường dư thừa sẽ được bài tiết theo cùng nước tiểu. nước tiểu của bé có thể có máu hoặc dịch tế bào. Tiểu đường sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ khiến trẻ uống nhiều nước hơn để bù lượng nước đã mất.

Khi trẻ sơ sinh đi tiểu bị kiến bu không đồng nghĩa với việc trong nước tiểu của trẻ có chứa nhiều đường. Mặt khác, khi mắc những bệnh lý như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn sinh dục hay với nguyên nhân những chất tiết từ đường sinh dục làm tăng bạch cầu, hồng cầu, chất đạm kích thích cũng dẫn đến nước tiểu của bé có kiến bu.

2.2 Hay có cảm giác đói

Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ - Y học cộng đồng

Những cơn đói dữ dội và kéo dài sẽ xảy ra đối với tiểu đường ở trẻ em, kể cả khi trẻ vừa được ăn xong. Nguyên nhân do sự thiếu insulin làm giảm trầm trọng lượng đường trong cơ thể khiến giảm đi năng lượng cần thiết cho cơ thể.

2.3 Hay mệt mỏi

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban ngày?

Do bị giảm đi năng lượng nên trẻ thường bị mệt mỏi, thiếu năng lượng.

2.4 Sút cân bất thường

5 lý do vì sao mẹ khỏe mạnh vẫn sinh con thấp bé nhẹ cân

Tuy trẻ sẽ ăn nhiều hơn vì mau có cảm giác đói như đối với tiểu đường sơ sinh, các mô trong cơ thể trẻ sẽ không nhận được năng lượng từ nguồn thức ăn mà lấy năng lượng dự trữ từ mô mỡ của cơ thể. Do vậy, trẻ sẽ bị sụt cân một cách bất thường.

2.5 Mắt nhìn mờ

Viêm kết mạc mi mắt do dị ứng có nguyên nhân do đâu? | Medlatec

Khi lượng đường máu tăng sẽ rút dịch từ mô thủy tinh thể của mắt làm điều chỉnh tiêu cự của bé. Nếu không điều trị kịp thời tiểu đường ở trẻ em, sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương mạch máu võng mạc, có thể gây mù lòa.

2.6 Ngủ nhiều hơn bình thường

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo? | Vinmec

Đây cũng là triệu chứng tiểu đường ở trẻ sơ sinh khi trẻ ngủ nhiều hơn mức bình thường từ 3 đến 4 giờ đồng hồ.

2.7 Trẻ dễ bị kích động, cáu gắt và khóc nhiều

Trẻ 3 tháng gắt ngủ - Nguyên nhân và những tuyệt chiêu giúp bé ngủ ngon |  theAsianparent Vietnam

Những dấu hiệu như kích động, dễ cáu gắt, khóc nhiều mà không liên quan đến đau cũng là những bất thường cần được phụ huynh quan tâm và đưa trẻ đi khám.

2.8 Những triệu chứng khác

Lọc máu cứu sống trẻ sơ sinh bị bệnh hiếm | Sức khỏe | Báo điện tử Tiền  Phong

Một số triệu chứng khác xuất hiện trong bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng, bao gồm: Co giật, hôn mê, lơ mơ, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng, mất tri giác,...

3. Phòng ngừa tiểu đường sơ sinh

Có phương pháp và chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Để phòng ngừa tiểu đường sơ sinh cũng như tiểu đường ở trẻ em, cần tuân theo những biện pháp sau:

Có phương pháp và chế độ ăn uống khoa học

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, đặc biệt là xét nghiệm chỉ số đường huyết của trẻ sơ sinh

Có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý

4. Điều trị tiểu đường sơ sinh

Để điều trị thành công tiểu đường ở trẻ em, điều quan trọng nhất đó là quản lý được đường huyết của trẻ. Điều trị tiểu đường sơ sinh bao gồm:

- Duy trì đường huyết ở mức tối ưu

- Đảm bảo sự phát triển của trẻ

Để đạt được hai điều trị, trong thời gian đầu điều trị, trẻ phải thử máu cũng như tiêm thuốc nhiều lần trong ngày. Để điều trị lâu dài, trẻ cần được xét nghiệm phân tích gen để có được phương pháp điều trị phù hợp. Đối với tiêm insulin, một số trẻ cần tiêm insulin nhưng cũng có trẻ chỉ cần điều trị bằng thuốc uống.

Tuy nhiên, đối với tiểu đường ở trẻ sơ sinh là bệnh lý với nguyên nhân chủ yếu là do di truyền nên việc phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán sớm và phân tích gen sẽ góp phần vào hiệu quả điều trị hiệu quả. Khi phát hiện bệnh quá muộn sẽ dẫn đến việc bệnh lý ngày càng tiến triển nhanh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc hợp tác của gia đình bệnh nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường sơ sinh.

Tiểu đường sơ sinh là bệnh lý hiếm và thường sẽ được tìm ra trong thời gian là 6 tháng tuổi. Vì rất khó chẩn đoán do những triệu chứng không rõ ràng nên tiểu đường ở trẻ sơ sinh cần phải được làm những xét nghiệm đường máu, phân tích gen để chẩn đoán và điều trị sớm.

Thùy Huyền (T/H)