Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Các biến chứng bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
Vậy trầm cảm ở trẻ là gì?
Trầm cảm ở trẻ em là hội chứng rối loạn tâm lý phổ biến, có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, khó hòa nhập với xã hội, rối loạn ăn uống, giấc ngủ, tự hạ thấp giá trị của bản thân. Ở mức độ nghiêm trọng, trầm cảm có thể khiến trẻ có xu hướng suy nghĩ về cái chết, tự tử. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng trẻ bị trầm cảm, đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các chuyên gia tâm lý ở trẻ em để được hỗ trợ càng sớm càng tốt là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển an toàn, khỏe mạnh và toàn diện.
Nhiều phụ huynh lại không hề nhận ra vấn đề nghiêm trọng này và sớm phát hiện tình trạng bất thường về tâm lý của con trẻ. Từ đó, trẻ bị trầm cảm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị trầm cảm. Ảnh minh họa
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ.
Áp lực học tập
Hiện nay, nhiều gia đình thường xuyên so sánh, tạo áp lực cho con trẻ về thành tích học tập. Điều này khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, về lâu có thể gây trầm cảm.
Áp lực học tập. Ảnh minh họa
Bạo lực học đường
Bạo lực học đường là một trong những nguyên nhân (hàng đầu) gây nên tình trạng trầm cảm ở trẻ. Phần lớn nạn nhân của bạo lực học đường thường sẽ có xu hướng che giấu, sợ hãi, chịu đựng và sống khép kín, từ đó dẫn đến trầm cảm.
Ảnh hưởng từ gia đình
Gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và sự trưởng thành của trẻ. Trẻ sinh ra trong một gia đình hạnh phúc thường sẽ có tâm lý thoải mái và yên bình. Ngược lại, trẻ sinh ra trong một gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, thiếu sự yêu thương, bị la mắng, chê trách sẽ có xu hướng bị trầm cảm cao.
Trẻ bị trầm cảm do ảnh hưởng từ gia đình. Ảnh minh họa
Việc can thiệp quá sâu và đời sống riêng tư, sở thích cá nhân của trẻ khiến trẻ bị gò bó, không thoải mái và thường xuyên phải làm những điều mình không muốn. Từ đó, trẻ hình thành cảm giác khó chịu, không được tôn trọng, trở nên dễ nóng giận, có xu hướng phản kháng. Điều này vô tình tạo nên rào cản tâm lý giữa trẻ và bố mẹ, trẻ ít tâm sự với bố mẹ hơn, dễ đi lạc hướng và trầm cảm.
Thay đổi môi trường sống
Trẻ có thể gặp khó khăn khi thích nghi với những thay đổi từ môi trường sống. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội như bạn bè, quá trình học tập, từ đó, khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.
Ảnh hưởng tâm lý
Một số vấn đề chấn động về tâm lý như người thân mất, bị lạm dụng tình dục, kết quả học tập sa sút, bố mẹ ly hôn, bạo lực gia đình… khiến trẻ gặp phải các cú sốc tâm lý nghiêm trọng. Từ đó, trẻ có xu hướng khép mình lại với các mối quan hệ với xã hội, khó chia sẻ với người khác, tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý. Ảnh minh họa
Dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng
Trẻ bị trầm cảm có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, do đó, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi về cảm xúc, thể chất bình thường của trẻ. Mức độ trầm cảm của trẻ được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
- Cảm thấy buồn chán, buồn chán không lý do.
- Bản thân không muốn làm gì.
- Cảm thấy cạn kiệt hết năng lượng.
- Bỏ hết những đam mê, sở thích.
- Bản thân không tự nhận thức được là mình có bệnh.
- Dần tách biệt với gia đình, bạn bè, xã hội và thế giới xung quanh.
- Muốn xa lánh mọi thứ và thích ở 1 mình.
Giai đoạn 2:
- Cảm thấy sợ hãi, uể oải, thiếu sức sống .
- Muốn buông xuôi mọi thứ.
- Không muốn suy nghĩ
- Sợ người lạ, đám đông, sợ cả những người thân thiết.
- Xuất hiện những nỗi sợ hãi chưa xuất hiện như: sợ bóng đêm, sợ sâu, sợ ánh sáng…
- Xuất hiện ảo tưởng.
- Cau có, nổi giận vô cớ, cáu giận.
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Cảm thấy không ai hiểu và không có ai giúp được mình.
- Mất niềm tin với người thân, bạn bè, xã hội xung quanh.
- Không dám đối mặt với hiện tại.
- Biết bản thân có bệnh nhưng không tin tưởng ai.
Giai đoạn 3:
- Tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, con người, cuộc sống, xã hội.
- Cảm thấy bản thân vô dụng.
- Có xu hướng làm hại bản thân.
- Xuất hiện hoang tưởng, cảm thấy không có lối thoát.
- Không muốn nghĩ đến quá khứ, tương lai.
- Tiêu cực, cảm thấy mặc cảm, tội lỗi và nghĩ đến cái chết.
- Ngủ li bì hoặc khó ngủ hơn bình thường, mất ngủ kéo dài.
- Cảm giác ám ảnh bởi bệnh tật.
- Thường xuyên nghĩ đến cái chết, khoảng 5-7 lần/ tuần trở lên.
Trầm cảm được xếp vào một trong những bệnh lý về tâm lý đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em. Bệnh khiến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực về lâu dài khiến trẻ cảm thấy bị tách biệt với xã hội, khép kín bản thân, tiêu cực hơn và tự tử. Một nghiên cứu với sự tham gia của 202 trẻ em tại việt Nam về bệnh trầm cảm ở trẻ em đã cho thấy, có khoảng 22.8% trẻ bị trầm cảm và có đến 23.7% trẻ có xu hướng muốn tự tử.
Cách phòng tránh việc trẻ em bị trầm cảm
Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ xuất phát từ cuộc sống hàng ngày. Do đó, bố mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị trầm cảm thông qua các biện pháp dưới đây:
- Xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Giúp trẻ nhận biết và xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh.
- Lựa chọn môi trường an toàn cho trẻ, đặc biệt là môi trường học đường.
- Cân bằng thời gian học tập, vui chơi và ngủ nghỉ cho trẻ, tránh để trẻ cảm thấy căng thẳng, áp lực.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, phù hợp với lứa tuổi để trẻ phát triển toàn diện.
- Thường xuyên tâm sự, hỏi han và chia sẻ với trẻ.
Thường xuyên tâm sự, hỏi hẩn trẻ. Ảnh minh họa
Hồ Nga (T/H)