Từng bừng lễ hội truyền thống làng nghề Phụng Công

Huy Hoàng

Mỗi dịp Tết đến Xuân về trên cả nước có hàng trăm các lễ hội tết được tổ chức, mỗi một lễ hội lại mang những nét đặc trưng về bản sắc và văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một ước muốn năm mới may mắn, mùa màng bội thu và nhà nhà no ấm.

Hôm nay, chúng tôi đến tham dự lễ hội tại một ngồi làng nhỏ ven thành phố Hà Nội. Làng Phụng Công (xã Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội) Ngôi làng có hơn 100 năm truyền thống nghề mộc . Theo lời người dân của làng cứ đến ngày mồng 10 tháng giêng hàng năm làng tổ chức lễ hội rước thành hoàng làng.

Đội múa rồng chuẩn bị vào lễ thánh Hoàng Làng để đi múa quanh làng (Ảnh: Phạm Du)

Dân làng hoan hỉ lên đình làng lễ thánh (Ảnh: Phạm Du)

Theo tục lệ từ ngàn xưa cứ đến ngày hội làng mỗi gia định đều làm mâm sôi con gà lên lễ Thánh (Ảnh: Phạm Du)

Đội tế nam đang hành lễ (Ảnh: Phạm Du)

Đội rước kiệu nữ đang làm lễ (Ảnh: Phạm Du)

Đội tế Nữ đang hành lễ thánh tại định làng (Ảnh: Phạm Du)

Theo thông tin từ dân làng cho biết, nơi đây chuyên sản xuất những sản phẩm mộc gia dụng như: Bàn ghế học sinh, ban thờ thần tài, giường, tủ… Sản phẩm của làng nổi tiếng bởi chất lượng bền đẹp, độ tinh xảo và giá trị thẩm mỹ cao. Hiện nay 80% số hộ trong làng tham gia vào làm nghề, mỗi ngày làng nghề sản xuất ra hàng ngàn sản phẩm các loại. Nhờ phát triển mạnh nghề mộc mà đời sống của người dân Phụng Công ngày một nâng cao. Làng nghề đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nông nhàn. Đây là nguồn lực lớn mạnh góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Trước đây, người thợ Phụng Công làm nghề hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên hiệu quả công việc không cao. Những năm gần đây, người thợ Phụng Công đã đầu tư các loại máy móc hiện đại hỗ trợ sản xuất. Các công đoạn sản xuất chủ yếu như xử lý gỗ nguyên liệu, xẻ, khoan, cưa, đục, tiện… đều phải làm bằng tay, thì nay đã được thay thế bằng hệ thống máy móc hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và giải phóng sức lao động.

Ngoài ra các cơ sở sản xuất đã chủ động tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu khách hàng cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ trên thị trường. Từ đó tìm tòi nghiên cứu, chế tác các mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Sản phẩm của làng nghề Phụng Công giờ đây không chỉ đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm, bền chắc về chất lượng mà giá cả cũng rất hợp lý. Đây cũng là một trong những lý do giúp cho các sản phẩm mộc truyền thống Phụng Công luôn tìm được chỗ đứng ổn định trên thị trường, được khách hàng cả nước ưa chuộng.

Phạm Du