Vì sao Chủ tịch công ty CP Tập đoàn Đại Nam bị khởi tố?

Ngọc Anh

Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam đã cấu kết với Tổng Giám đốc công ty thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa khống rồi chiếm tài sản.

Thiệt hại tài sản Nhà nước

Ngày 10/11, cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an phát đi thông báo, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Quang Tiến (trú tại phường 11, quận 5, TP.HCM), Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam (công ty Đại Nam) và ông Đào Quốc Việt, nguyên Giám đốc công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Veam (Vetranco).

Cả hai người này bị cục Cảnh sát kinh tế (CO3 - bộ Công an) khởi tố điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo thông tin ban đầu, trong quá trình giữ chức vụ là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Đại Nam, nghi can Tiến đã có thông đồng với bị can Tiến để ký kết thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa khống lòng vòng giữa các công ty, chuyển tiền thanh toán trái quy định rồi chiếm đoạt gây thiệt hại số tiền lớn cho Nhà nước.

Hồ sơ điều tra - Vì sao Chủ tịch công ty CP Tập đoàn Đại Nam bị khởi tố?

Nghi can Tiến bị khởi tố bắt tạm giam - Ảnh bộ Công an.

Theo cơ quan điều tra, hành vi phạm tội của nghi can Tiến đã gây thiệt hại tiền của Nhà nước hơn 182 tỷ đồng. Hiện, cả hai nghi can trên đang bị tạm giam tại trại T16 bộ Công an để phục vụ điều tra.

Cũng theo thông tin từ cơ quan chức năng, việc bắt Chủ tịch và Giám đốc của công ty Đại Nam là vụ án được điều tra mở rộng vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Vetranco - công ty thành viên của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Cơ quan điều tra đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố và các đối tượng liên quan; xác minh thu hồi và kê biên tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

Đối mặt với mức án gần 20 năm tù

Liên quan đến hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí Luật sư Lê Đức Thắng -  đoàn Luật sư Hà Nội chia sẻ: Theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, cụ thể như sau:

Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hồ sơ điều tra - Vì sao Chủ tịch công ty CP Tập đoàn Đại Nam bị khởi tố? (Hình 2).

Nghi can Việt cùng Tiến cấu kết gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.

Theo Luật sư Thắng: “Chủ thể của tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước”.

Còn khách thể của tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí: Xâm phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Đối tượng; Tài sản Nhà nước

“Mặt khách quan của tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí hành vi; Tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí Hậu quả; Gây thiệt hại tài sản  Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” Luật sư viện dẫn.

Cụ thể hơn, đối với hình phạt của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, các bị can có thể đối mặt với Khung 1: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Khung 2: bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm; Khung 3: bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm; Hình phạt bổ sung: có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.