Chúng ta thường có thói quen cất tất cả mọi thứ vào tủ lạnh để bảo quản. Tuy vậy, tủ lạnh không phải là vạn năng vì đôi khi chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thực phẩm. Hãy nắm ngay 10 thực phẩm không nên cất tủ lạnh này để bảo quản chúng đúng cách.
Thực phẩm không nên cất tủ lạnh: Rau củ
1. Các loại thảo mộc tươi
Ngược lại với những bí quyết bảo quản thực phẩm, thực chất các loại thảo mộc tươi là thực phẩm không nên cất tủ lạnh. Nguyên nhân là do thảo mộc, rau thơm rất dễ bị héo nếu bạn để trực tiếp trong ngăn mát tủ lạnh và giảm chất lượng của chúng.
Cách tốt nhất là bạn nên dùng thảo mộc tươi ngay khi mua về. Nếu thảo mộc còn thân thì hãy cắm vào một ly nước nhỏ để chúng giữ độ tươi lâu hơn. Một số thảo mộc cứng như hương thảo, cỏ xạ hương, kinh giới cây… có thể được bọc bằng khăn giấy, cất trong hộp kín và bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài ra, bạn có thể ngắt phần lá hoặc cắt nhỏ nhiều loại thảo mộc, cho vào khay làm đá với một ít dầu ô-liu rồi bảo quản ngăn đá tủ lạnh. Như vậy có thể giúp bảo quản lâu hơn và có sẵn nhiều phần rau thơm nhỏ để bạn sử dụng bất cứ lúc nào.
Bạn có thể làm những viên “đá” từ dầu ô-liu và thảo mộc để bảo quản lâu dài
2. Khoai tây
Nhiều người thường có xu hướng mua rau củ số lượng lớn rồi trữ trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian đi chợ. Tuy nhiên. với các loại khoai, đặc biệt là khoai tây thì tủ lạnh không phải là nơi lưu trữ phù hợp.
Khoai tây là loại củ chứa hàm lượng tinh bột rất lớn và khi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khoai sẽ dễ bị hỏng vì nhiệt độ lạnh biến tinh bột trở thành đường. Do đó, bạn nên để khoai tây ở nhiệt độ phòng, nơi mát mẻ và tránh để nắng quá lâu.
3. Hành tây
Hành tây cũng là một trong những thực phẩm phổ biến được sử dụng hàng ngày, do đó không khó hiểu khi nhiều gia đình thường mua cả túi hành lớn rồi cất tủ lạnh.
Dù vậy, bảo quản ngăn mát tủ lạnh hoàn toàn không phù hợp với hành tây. Loại rau củ này nên được giữ ở nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo, thoáng mát và có bóng râm để chúng không thông gió hay dễ mọc mầm.
Trong trường hợp bạn chỉ dùng một nửa củ hành tây và muốn để dành lại cho bữa ăn khác, hãy dùng giấy bạc bọc kín phần còn dư đó rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Thực phẩm không nên cất tủ lạnh: Hạt và trái cây
1. Các loại dưa
Các loại dưa như dưa hấu, dưa lê, dưa lưới, dưa gang… đều là những thực phẩm không nên cất tủ lạnh, tuy nhiên nhiều người lại thường mắc lỗi bảo quản này.
Dưa nên được để trên mặt bàn, những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để gần bếp hay những nơi có nắng chiếu trực tiếp. Nguyên nhân một phần là do khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng, các quả dưa sẽ giữ lại được hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn.
Các loại dưa có thể bảo quản ở nơi thoáng mát mà không cần để tủ lạnh
2. Hạt và quả hạch
Hạnh nhân, quả óc chó, hạt dẻ… rất giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng cho các món tráng miệng, ngũ cốc yến mạch hay dùng làm món vặt tuyệt vời cho người tập luyện.
Các loại hạt và quả hạch không nên được cất trong tủ lạnh, nếu không chúng có thể bị giảm hương vị và kết cấu. Tốt hơn bạn nên bảo quản các loại hạt và quả hạt trong hộp kín, ở nhiệt độ phòng để giữ được dưỡng chất, dầu và hương bị tốt nhất.
Tuy nhiên, với hạt không còn tươi hay đã qua chế biến và bạn muốn lưu trữ trên 1 tháng, bạn có thể cất hộp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh khi đến thời hạn này.
3. Quả bơ
Bơ là loại trái cây có kết cấu kem béo mịn và đạt độ mềm ngon nhất khi chín tới. Tuy vậy, để bơ trong tủ lạnh có thể làm chậm quá trình chín, thậm chí bơ sẽ dễ bị sượng và không chín già được.
Bạn có thể để bơ trên bàn hoặc những chỗ tối với nhiệt độ phòng, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bơ để bảo đảm hương vị và chất lượng của bơ.
Mặt khác, nếu bạn có quá nhiều bơ và không thể sử dụng hết dù bơ đã quá chín, hãy nghiền bơ và cho vào khay đá, những viên đá bơ này sẽ cực kỳ phù hợp cho sinh tố protein.
Trong trường hợp bạn chỉ dùng một nửa quả bơ và sẽ không dùng tiếp trong ngày, hãy bôi một ít dầu ô-liu lên mặt cắt quả bơ rồi úp xuống dĩa và bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Để bơ trực tiếp trong tủ lạnh có thể làm héo và thâm phần thịt bơ.
Một số thực phẩm khác không nên bảo quản tủ lạnh
1. Bánh mì
Bánh mì tươi mua ở ngoài có thể bảo quản ở ngoài trong khoảng 3 – 5 ngày, còn bánh mì tự làm ở nhà nên được dùng trong vòng 3 ngày sau khi nướng. Tuy nhiên, bánh mì là thực phẩm không nên cất tủ lạnh và bạn không được tiếp tục sử dụng nếu đã thấy nấm mốc xuất hiện.
Bạn có thể bảo quản bánh mì tươi trong bịch hoặc hộp kín, để ở không gian khô ráo và thoáng mát giúp giữ chất lượng tốt nhất cho bánh mì mỗi khi sử dụng. Nếu bánh mì được cất trong tủ lạnh, chúng sẽ khô cứng và dễ bị ôi thiu hơn.
Bánh mì để trong tủ lạnh dễ bị ôi thiu hơn
2. Mật ong
Bạn có thói quen để mật ong trong tủ lạnh hay không? Bảo quản theo cách này có thể làm giảm hương vị của mật ong đấy!
Mật ong nguyên chất tự nhiên có thể được bảo quản trong vài tháng ở nhiệt độ phòng, nơi tối và mát mẻ mà vẫn đảm bảo được chất lượng, lưu ý cất trong hộp kín và không để quá gần bếp.
3. Chocolate
Chocolate là một trong những loại thực phẩm được yêu thích không chỉ nhờ hương vị mà chúng còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất và năng lượng. Nhiều người thường sợ chocolate bị chảy do đó, họ hay cất chúng vào tủ lạnh để bảo quản.
Thực tế, đó là là một sai lầm phổ biến mà hầu hết tất cả chúng ta đều mắc phải. Khi bạn cất chocolate trong tủ lạnh, nó có thể làm thay đổi mùi vị và màu sắc của loại thực phẩm này.
Chocolate khi mua về nên được cất trong hộp kín, bảo quản ở nơi có bóng râm và thoáng mát, chỉ khi hộp bị hở, thông gió hay nhiệt độ tăng cao (như do ánh nắng hay lửa) mới khiến chocolate bị chảy và mất kết cấu.
4. Tương cà chua
Dù nhiều loại tương, sốt được bảo quản ở nhiệt độ thấp, tương cà chua lại là một thực phẩm không nên cất tủ lạnh.
Trong tương cà chua có hàm lượng đường, muối và giấm cao, vì thế chúng có thể được bảo quản một cách hoàn hảo ở nhiệt độ phòng. Bạn có thể tùy ý để trên bàn, kệ gia vị hay kệ bếp và dễ dàng sử dụng ngay mà không lo tương cà bị khô lại.