7 thực phẩm các mẹ dặn con tuyệt đối không cho vào lò vi sóng

Ngọc Anh

Lò vi sóng là thiết bị rất thuận tiện trong bếp, giúp chế biến nhiều món ăn một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên có những loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng nếu không muốn phải đi lau dọn khu bếp.

Lò vi sóng có hoạt đơn giản làm nóng thức ăn bằng hoạt động của sóng vi ba nên còn được gọi là lò vi ba. Sóng vi ba được bộ nguồn magnetron phát theo ống dẫn sóng vào khoang lò, tại đây sóng dược phản xa qua lại do tác động với thành lò và được thức ăn hấp thụ.

Các phần tử nước có trong thức ăn hấp thụ tốt nhất loại sóng này nên chúng giao động nhanh chóng với tần số mạnh là nóng nên và tỏa nhiệt ra các phân tử xung quanh qua đó làm chín thức ăn.

Các loại bước sóng từ trường, sóng vi ba nói chúng là loại không tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên ở một mức tần số nào đó sẽ không không tác động đáng kể chính vì vậy một số thiết bị điện tử chúng ta sử dụng hàng ngày vẫn không có dấu hiệu của việc gây hại hay có tác động lớn như tivi, điện thoại, sóng radio…

Những loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng

1. Trứng nguyên vỏ

Trứng sống có luộc được trong lò vi sóng không? - META.vn

"Nhưng tôi không có thời gian để đợi nước sôi," bạn lập luận khi cẩn thận đặt mấy quả trứng vào chiếc bát trong lò vi sóng. Cho đến khi phát hiện ra rằng những quả trứng còn nguyên trong vỏ có nghĩa là hơi nước sẽ không có chỗ để thoát và "bùm"… giờ đây bạn sẽ phải đi lau dọn những mảnh vỡ tung tóe của quả trứng. Tốt hơn hết bạn nên luộc hoặc nhanh chóng làm món trứng ốp-la nếu quả trứng đã nứt vỏ.

2. Súp lơ xanh

Rõ ràng là loại rau họ cải này sẽ không còn ngon như vậy trong lò vi sóng. Đó là vì so với các cách nấu khác, lò vi sóng phá hủy nhiều chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh hơn. Để nhanh chóng có thêm folate và vitamin C, hãy thử hấp hoặc xào sơ.

3. Sữa mẹ

Như bất kỳ bà mẹ cho con bú nào cũng biết, một lượng sữa đông lạnh trữ trong tủ đông là một món quà trời cho. Nhưng FDA khuyên không nên cho hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng - nó có thể nóng lên không đều và tạo ra các điểm nóng có thể khiến em bé bị bỏng. Thay vào đó, hãy rã đông sữa trong tủ lạnh hoặc dưới vòi nước. Và quy tắc không dùng lò vi sóng cũng áp dụng cho sữa công thức dành cho trẻ em.

4. Bất cứ thứ gì đã cho qua lò vi sóng vài lần

Bạn thực sự có thể hâm nóng thức ăn nhiều lần một cách an toàn, miễn là nhiệt độ bên trong đạt ít nhất 165⁰F (khoảng 74oC). Nhưng cần biết rằng chất lượng thức ăn sẽ giảm dần theo từng thời điểm. Cách tốt nhất: Chỉ hâm nóng lại lượng thức ăn mà bạn nghĩ rằng mình sẽ ăn hết trong một lần (bạn luôn có thể hâm nóng thêm sau đó). Ngoài ra, tất cả thức ăn thừa nên được ăn trong vòng bốn ngày.

5. Trái cây

Mẹo để món ăn hâm nóng lại bằng lò vi sóng không bị khô cứng | websosanh.vn

Không phải là không thể cho trái cây vào lò vi sóng, song cần phải cẩn thận với trái cây nguyên vỏ. Lý do là các loại trái cây như nho, đào và táo nguyên vỏ không cho phép hơi nước thoát ra, nghĩa là chúng có thể bị nổ và văng tung tóe. Hãy đề phòng bằng cách cắt nhỏ trái cây trước hoặc chọc một vài lỗ trên vỏ trước khi cho vào lò vi sóng.

6. Ớt cay

Khi hâm nóng ớt trong lò vi sóng, nó có thể khiến capsaicin (chất tạo ra vị cay của ớt) phát tán vào không khí. Bạn có thể bị ho và chảy nước mắt suốt cả ngày.

7. Thịt đông lạnh

Chuyên gia bày cách rã đông thực phẩm an toàn nhất

Rã đông xong không nấu ngay

Như đã nói ở trên, ngay khi rá đông xong mà chúng ta không đem thực phẩm chế biến luôn sẽ bị mất đi các giá trị dinh dương và vi khuẩn xâm hại, Thực phẩm sau khi rã đông là đem nấu ngay

Rã đông quá mức

Việc bạn ra đông quá mức làm thực phẩm không chỉ tan đông mà con bị làm chín, kết hợp với nước có trong thực phẩm thi đồ ăn như được luộc với nước nóng sẽ bị mất vị gây nhạt.

Rã đông rau, củ, quả bằng lò vi sóng

Có mội số loại rau củ quả đông lanh tuy nhiên, nếu muốn sử dụng bạn có thể chế biến, xào nâu ngay bởi nếu bạn rã đông bằng bất cứ phương pháp nào đều khiến chúng bị mềm nhũn không chỉ mất ngon mà mất chất dinh dưỡng của chúng.

Rã đông còn để nguyên lớp màng bọc thực phẩm

Mang bọc thực phẩm hay bất cứ loại khay nhựa, túi nilon nào khi chịu sự tác động lớn của nhiệt cũng có thể bị nóng chảy hay thôi chất hóa học nhiễm vào thực phẩm, điều này thật sự không tốt.

Để nhiệt độ không phù hợp

Để nhiệt độ không phù hợp không chỉ gây chín thức ăn như cách rã đông quá mức mà còn có thể dẫn đến tình trạng lớp thức ăn bên ngoài chín nhưng bên trong vấn bị đóng đá

Rã đông xong cho lại vào ngăn đá

Vì bất cứ lý do nào đó có thể không mong muốn hay chủ ý mà một số người rã  đông thực phảm xong tiếp tục cho vào ngăn đá. hoặc rã đông quá khối lượng thực phẩm cần dùng đến lúc chế biến chỉ lấy một phần và cất phần còn lại ngược vào ngăn đá. Điều này thực sự không tốt bởi thực phẩm đã rã đông rồi một phần đã bị chín, hoặc bị vi khuẩn xâm nhập cần được chế biến ngay.

Ngọc Anh (T/H)