Uống thuốc
Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của các vết bầm tím, có thể khác nhau, từ gần như không tồn tại đến khá nghiêm trọng. Hầu hết thời gian, chúng là do thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm có chứa sắt hoặc thuốc chống hen suyễn.
Thuốc phổ biến nhất làm cho máu lỏng hơn và có thể dẫn đến vết bầm tím là aspirin.
Nếu bạn nhận thấy mối liên hệ giữa việc dùng thuốc và tình trạng viêm trên da, bạn nên đến gặp bác sĩ. Có thể bạn sẽ cần ngừng dùng thuốc để tránh chảy máu trong.
Các bệnh về máu
Các bệnh về máu và mạch máu có thể gây ra các vết bầm tím như rối loạn đông cầm máu, giảm tiểu cầu hoặc bệnh bạch cầu... Đừng trì hoãn việc đến bệnh viện, đặc biệt nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại khác như đau và sưng chân, chảy máu nướu răng, các mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc chảy máu cam.
Thiếu chất dinh dưỡng
Một số vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là tín hiệu cho thấy cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết.
Ví dụ, B12 tham gia sản xuất máu, vitamin K chịu trách nhiệm đông máu và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới. Nếu không có nó, các mạch máu trở nên rất mong manh. Nếu các mạch máu vỡ sẽ gây ra vết bầm tím.
Mất cân bằng nội tiết tố
Nội tiết tố thay đổi là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra vết thâm. Chúng có thể xuất hiện nếu bạn thiếu estrogen.
Tình huống như vậy có thể xảy ra nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, đang dùng thuốc nội tiết tố hoặc đang mang thai. Sự thiếu hụt estrogen làm suy yếu đáng kể các mạch máu và các bức tường của mao mạch có thể rất dễ bị tổn thương.
Những thay đổi liên quan đến tuổi tác
Theo các bác sĩ, một lý do đáng buồn nhưng là lẽ tự nhiên, đó là tuổi tác. Hoặc sự mòn của các mao mạch. Hệ thống mạch máu bị suy yếu theo tuổi tác và các mô mất tính đàn hồi.
Bạn nên để ý rằng những vết bầm tím “liên quan đến tuổi tác” như vậy chủ yếu xuất hiện ở chân. Nhưng chúng xuất hiện do tác động dù là yếu nhất mà làn da non nớt thậm chí còn không để ý.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng không tốt đến quá trình lưu thông máu nên bạn rất dễ xuất hiện các vết bầm tím. Những vết bầm tím cũng có thể là một triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn rất sớm.
Các triệu chứng khác như bạn thường xuyên khát nước, vết thương lâu lành hơn, mệt mỏi nhanh chóng, mờ mắt và có đốm trắng trên da.
Hầu hết thời gian, ngay sau khi bị thương, các vết bầm tím sẽ chuyển sang màu đỏ. Đây là màu của máu dưới da. Sau một thời gian, cơ thể bắt đầu phá vỡ máu và vết bầm tím trở thành màu đen, xanh hoặc thậm chí tím. Trong vòng 5 đến 10 ngày, vùng bị thương sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây. Và giai đoạn cuối là 10 - 14 ngày sau khi bị thương vùng này có màu nâu sau đó chuyển sang màu nhạt và nhạt hơn.
Thông thường, vết bầm sẽ mờ dần hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi bị thương. Vì vậy, nếu bạn thấy bất kỳ màu nào khác với màu đã mô tả hoặc nếu vết bầm tím không biến mất 2 tuần sau khi bạn bị chấn thương thì hãy đến ngay bác sĩ để có lời tư vấn chính xác.
Tập thể dục quá mức
Tập thể dục quá mức cũng có thể gây ra tình trạng bầm tím da. Những bài tập mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gây bầm tím. Việc tập gym quá sức, chơi các môn thể thao cường độ mạnh rất dễ khiến cơ thể bị va đập, chấn thương; dẫn đến những vết rách cực nhỏ trong cơ bắp, đây là lý do làm xuất hiện những vết bầm tím.
Bệnh ban xuất huyết
Trong bệnh này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể kèm theo ngứa ở những trường hợp nặng.
Thiếu vitamin
Vitamin C đóng vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu; thiếu vitamin K làm giảm đông máu; thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng, dễ sinh ra các vết bầm tím thường xuyên.