An Lạc (Thành phố Chí Linh – Hải Dương): Chủ tịch phường coi thường nghị định

Thảo Huyền

Thể hiện nhiều dấu hiệu về buông lỏng quản lý hoạt động khai thác đất đai, khoáng sản trên địa bàn nhưng khi phóng viên đến tìm hiểu vụ việc thì đích thân chủ tịch phường lại từ chối với những đòi hỏi hết sức nhiêu khê. Phải chăng lãnh đạo phường An Lạc (Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đang cố tình cản trở tác nghiệp báo chí theo quy định của pháp luật để che đậy những yếu kém của mình?

Theo đó, thời gian qua, Báo điện tử Người đưa tin nhận được thông tin về công tác quản đất đai và khoáng sản có sự buông lỏng tại TP Chí Linh, Hải Dương. Để làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện của địa phương, phóng viên đã đến đặt lịch làm việc với UBND phường An Lạc.

Khi phóng viên đến gặp ông Mạc Thành Cốc, Chủ tịch UBND phường để liên hệ công việc thì ông lại có những đòi hỏi vô lý đối với phóng viên và yêu cầu phải có thẻ nhà báo mới đồng ý cung cấp thông tin. Điệp khúc “thẻ nhà báo đâu, thẻ đâu?” được ông lặp đi lặp lại nhiều lần và nhất quyết không tiếp phóng viên khi có giấy giới thiệu. Ông còn đưa ra thêm lý do là tôi rất bận, rất nhiều việc và bỏ kệ PV tại bàn tiếp khách. Sau một hồi hạch sách, gây khó khăn cho phóng viên, cuối cùng ông Cốc không tiếp nhận giấy giới thiệu, không làm việc.

Chủ tịch phường An Lạc Mạc Thành Cốc

Trong thời gian qua, thực tiễn hoạt động báo chí, nhiều phóng viên, nhà báo đang bị cản trở, gây khó khăn khi đi làm việc tại một số cơ sở. Điển hình, khi nhà báo đến làm việc, nhất là về vấn đề tiêu cực, các cơ sở thường đòi hỏi nhà báo phải có giấy giới thiệu, còn nếu phóng viên có giấy giới thiệu thì yêu cầu phải có thẻ Nhà báo.

Đặc biệt, cách đây chưa lâu, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư 01/2014/CA với quy định: Nhà báo đến dự phiên tòa phải có cả thẻ nhà báo và giấy giới thiệu. Quy định này đã đem lại sự không đồng tình cho báo giới và dư luận xã hội.

Không phải chỉ có Tòa án có quy định như thế, mà ngay cả một số phường, xã của Hà Nội, khi nhà báo muốn làm việc với lãnh đạo phường thường bị yêu cầu quay trở lại cơ quan xin giấy giới thiệu. Nay, điều này sẽ không còn nữa khi luật Báo chí có hiệu lực từ ngày 01/1/2017.

Trước đó, Nghị định 159/2013/NĐ-CP, ký ngày 12/11/2013, có hiệu lực vào ngày 1/1/2014 cũng đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên khi chưa có thẻ nhà báo.

Với lý giải tương tự, Nghị định 159 cũng nói rõ: Danh xưng “phóng viên” được đặt bên cạnh danh xưng “nhà báo” và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu.

Nghị định 159 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2014 mở rộng đối tượng được bảo vệ trong khi tác nghiệp báo chí bao gồm hai đối tượng “nhà báo” và “phóng viên”. Nhà báo là người hoạt động báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ. Phóng viên là những người hoạt động báo chí, đưa tin viết bài, chụp ảnh được cơ quan báo chí cử đi tác nghiệp báo chí mà chưa có thẻ nhà báo.

Trong Nghị định 159, Điều 7 về Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí, ghi rõ: Khoản 1, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.

Khoản 2, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.

Khoản 3, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động của nhà báo, phóng viên; Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

Vậy việc bất hợp tác và có dấu hiệu coi thường phóng viên của Chủ tịch phường An Lạc đã đưa ra câu hỏi: Vị chủ tịch này chưa biết luật, quy định của các nghị định, thông tư hay biết và vẫn không muốn chấp hành?

Luật Báo chí năm 2016 có hiệu luật từ ngày 1-1-2017, ở mục 4, Điều 25 về quyền và nghĩa vụ của nhà báo quy định: Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Điều này đồng nghĩa với việc, thẻ nhà báo hoàn toàn có thể thay thế cho giấy giới thiệu của cơ quan. Chỉ trong trường hợp phóng viên chưa được cấp thẻ nhà báo thì mới cần phải trình giấy giới thiệu của cơ quan khi tác nghiệp.

Nghị định 159 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2014 mở rộng đối tượng được bảo vệ trong khi tác nghiệp báo chí bao gồm hai đối tượng “nhà báo” và “phóng viên”. Nhà báo là người hoạt động báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ. Phóng viên là những người hoạt động báo chí, đưa tin viết bài, chụp ảnh được cơ quan báo chí cử đi tác nghiệp báo chí mà chưa có thẻ nhà báo.

PV