Cách trồng rau cải thìa trong thùng xốp dễ dàng

Biên tập viên

Không muốn mua rau ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng cải thìa trong thùng xốp với những bước đơn giản.

Dù nhà không có đất làm vườn, bạn vẫn có thể tận dụng ban công hay những không gian khác để trồng rau cải thìa trong thùng xốp. Đây là một giải pháp đơn giản và hiệu quả để có nguồn rau sạch ngay tại nhà.

Cách trồng rau cải thìa trong thùng xốp 

Hướng dẫn trồng rau cải thìa trong thùng xốp dưới đây giúp gia đình bạn có rau sạch để ăn trong thời gian dài. Bạn cần chuẩn bị dụng cụ và vật liệu sau:

- Thùng xốp: Có độ dài khoảng 40 - 50cm, rộng khoảng 30 - 40cm và cao khoảng 30cm.

- Đất trồng: Cải thìa cần đất tơi xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất trồng rau ở các cửa hàng nông sản hoặc tự trộn đất từ vườn với phân hữu cơ để cải tạo đất.

- Hạt giống rau cải thìa: Lựa chọn hạt giống cải thìa chất lượng từ các cửa hàng uy tín để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao và cây phát triển khỏe mạnh.

- Phân bón hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây rau mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng rau.

- Nước tưới: Cải thìa không yêu cầu nhiều nước, nhưng cần giữ đất ẩm để rau phát triển tốt.

- Kéo cắt hoặc dao: Để thu hoạch rau khi cây đạt kích thước thích hợp.

Trồng cây cải thìa trong thùng xốp khá đơn giản và hiệu quả, giúp bạn có nguồn rau sạch ngay tại nhà. (Ảnh: Gardening)

Trồng cây cải thìa trong thùng xốp khá đơn giản và hiệu quả, giúp bạn có nguồn rau sạch ngay tại nhà. (Ảnh: Gardening)

Trước tiên, bạn cần khoét một số lỗ nhỏ ở đáy thùng xốp để nước có thể thoát ra ngoài, tránh tình trạng đất bị ngập úng và gây hại cho cây. Đổ đất trồng vào thùng, để lại khoảng 3-5 cm cách miệng thùng để dễ dàng tưới nước mà không bị tràn ra ngoài.

Hạt giống rau cải thìa có thể được gieo trực tiếp lên đất trong thùng xốp. Bạn tạo những rãnh nhỏ trên mặt đất, khoảng cách khoảng 10-15 cm. Mỗi rãnh, bạn gieo khoảng 2-3 hạt giống, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. Để cây phát triển tốt, bạn có thể phủ thêm một lớp mùn hữu cơ hoặc rơm rạ mỏng lên bề mặt đất.

Sau khi gieo hạt giống, bạn nên tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm. Cải thìa cần độ ẩm cao nhưng không quá ướt. Bạn có thể sử dụng bình xịt hoặc vòi tưới có đầu phun sương để tưới, tránh làm xói mòn đất hoặc hạt giống.

Chăm sóc cải thìa trồng trong thùng xốp

Sau khi gieo hạt, cần duy trì tần suất tưới 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn tùy theo thời tiết. Sau khi cấy hạt khoảng 7 – 10 ngày, bạn bắt đầu bón phân hữu cơ. Theo dõi vào sự phát triển của cây cải thìa để cân nhắc việc bón phân lần 2.

Lưu ý, việc bón phân lần 2 sẽ phải cách lần đầu 7 – 10 ngày; cần duy trì đều đặn việc tưới nước hàng ngày.

Rau cải thìa ưa sáng, vì vậy bạn nên đặt thùng xốp ở ban công hoặc nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Sau khi gieo hạt, cần duy trì tần suất tưới nước ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn tùy theo thời tiết. Không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng bị ngập úng.

Sau khoảng 2 tuần từ khi gieo hạt, bạn có thể bón phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây. Phân bón này giúp cải thiện chất lượng đất và thúc đẩy sự phát triển của rau.

Khi cây cải thìa bắt đầu lớn, bạn cần tỉa bớt những lá già hoặc sâu bệnh để tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh mẽ hơn. 

Thu hoạch rau cải thìa trong thùng xốp

Sau khoảng 30-45 ngày, rau cải thìa đã có thể cho thu hoạch. Nếu muốn rau mọc tiếp, bạn có thể cắt từng lá một thay vì cắt cả cây.

Khi lá cải thìa đạt kích thước vừa phải và có màu xanh tươi, bạn dùng kéo cắt nhẹ nhàng phần lá trưởng thành, để lại phần thân và lá non tiếp tục phát triển.

Những người nên hạn chế ăn rau cải

Bệnh nhân bị suy giáp: Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Người bị sỏi thận: Những người bị bệnh sỏi thận thường được bác sĩ khuyên không nên ăn các loại thực phẩm có chứa axit oxalic vì các axit oxalic ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Trong khi đó, rau cải lại là thực phẩm có chứa hàm lượng oxalate cao.

Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. (Ảnh: MyPlate)

Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. (Ảnh: MyPlate)

 

Người bệnh gút: Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100gr, do đó người bị bệnh gút không nên ăn nhiều. 

Bà bầu có hội chứng trào ngược: Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.