Chọn kính râm chuẩn cho mùa hè nắng nóng

Thảo Huyền

Nhiều người chọn kính râm lại tập trung vào việc chọn xem kính có hợp dáng mặt hay có hợp mốt không mà bỏ qua tiêu chí quan trọng của một chiếc kính râm bảo vệ đôi mắt trước cái nắng chói chang của mùa hè.

Mọi người thường tập trung tối đa vào việc bảo vệ làn da với nào là kem chống nắng và đủ các lớp áo, mũ nón chống nắng; nhưng lại lơ là việc bảo vệ cho đôi mắt khỏi tác hại tiêu cực của tia UV mỗi khi ra đường. Vẫn biết kính râm cũng là một trong những phụ kiện không thể thiếu để tránh việc bị chói, lóa mắt mỗi khi cần ra ngoài khi trời nắng gắt. Nhiều người chọn kính râm lại tập trung vào việc chọn kiểu dáng kính, xem kính có hợp dáng mặt hay có hợp mốt không mà bỏ qua tiêu chí quan trọng của một chiếc kính râm trước cái nắng chói chang của mùa hè.

Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 1.
Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 2.

Giác mạc của bạn sẽ phải hấp thu hầu hết các bức xạ UV khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây nên các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng, viêm giác mạc, hạt kết giác mạc… rất nhiều những bệnh về mắt có thể phát sinh với sự tác động tiêu cực từ tia UV. Nhất là những ngày tia UV đạt mức nguy hiểm như thời điểm hiện tại.

Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 3.
Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 4.

Kính râm không chỉ đơn thuần là một phụ kiện thời trang mà còn là vật dụng bảo vệ cho đôi mắt. Thế nên, việc lựa chọn kính sao cho chuẩn là điều cực kỳ quan trọng để giữ an toàn cho đôi mắt. Bạn cần đặc biệt chú ý đến chỉ số này trên kính để chọn được loại kính chống tia UV hiệu quả nhất.

Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 5.

Tiêu chuẩn kính râm chống tia UV

UV400 chính là loại kính được công nhận là có đầy đủ tiêu chuẩn chống tia UV với hiệu quả cao nhất. Khi khả năng chặn được các tia sáng bức xạ có bước sóng lên đến 400 nanomet. Tiêu chuẩn này được đánh giá là khá cao và khắt khe cho việc chống lại tia UV bảo vệ tối đa cho đôi mắt bạn mỗi khi đi dưới trời nắng.

 

Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 6.

Wholesale Assorted Colors Metal UV400 Square Aviator Fashion Sunglasses Womens Bulk.

Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 7.

Từ chính khả năng bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, khói và các tia bức xạ mặt trời thì khi chọn kính UV400 bạn nên lưu ý ưu tiên chọn kính theo các tiêu chuẩn sau:

Theo tiêu chuẩn Úc AS 1067. Kính râm được chia làm 5 hạng, từ UV filter category 0 đến UV filter category 4, dựa vào lượng ánh sáng mà kính hấp thụ. UV filter category 0 có khả năng ngăn tia UV và ánh nắng ít nhất. UV filter category 04 có mức độ bảo vệ tốt nhất.

Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ là ANSI Z80.3-1972. Theo loại tiêu chuẩn này, các mắt kính cần có khả năng giữ cho tia UVB đi qua không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.

Tiêu chuẩn châu Âu là EN 1836:2005. Theo loại tiêu chuẩn này, kính UV filter category 0 là kính không ngăn được UV ở mức cần thiết, UV filter category 1 là đủ mức, UV filter category 2 là ngăn tốt, và UV filter category 3 là ngăn được hoàn toàn.

Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 8.

Kích thước chuẩn chỉnh cho một chiếc kính mắt chống tia UV theo tiêu chuẩn châu Âu là EN 1836:2005.

Chất liệu của kính râm chống tia UV

Ngày xưa, tròng kính râm chỉ đơn giản được làm bằng thủy tinh. Nhưng ngày nay, đa số tròng tốt, bền hơn thì đều được làm bằng plastic vì nó có tác dụng lọc tia cực tím. Loại plastic đặc biệt này được gọi là polycarbonate, có khả năng chịu được độ va chạm mạnh.

Trời nắng phát điên, chọn kính râm thế nào để ngăn tia cực tím chính xác nhất - Ảnh 9.

Có một loại kính đặc biệt tên là high index (rõ hơn là high index of refraction, nghĩa là chỉ số khúc xạ cao) có khả năng chống được lượng cực tím lớn và độ dày của kính cũng mỏng hơn. Ngoài ra, trên thị trường còn có loại tròng kính gương có khả năng phản quang. Loại này có khả năng chặn ánh sáng tốt nhưng tác dụng chống tia UV không cao.

Lưu ý

- Chọn loại kính râm có tròng lớn nhưng ôm vừa vặn với khuôn mặt, bao bọc quanh mắt để có thể ngăn cản ánh nắng mặt trời tốt hơn.

- Không bao giờ nhìn trực tiếp lên mặt trời, ngay cả khi đã đeo kính râm để tránh các bệnh mãn tính về mắt.

- Một số loại kính áp tròng cũng có khả năng chống tia UV nhưng do không bao quát cả mắt. Vì vậy, bạn vẫn nên sử dụng kính mát để mắt được bảo vệ toàn diện.

Bảo Hà