Đồng nai: Vì tiền, người bạn cũ “bội tín” bán luôn lối đi chung

Theo đơn thư phản ánh của gia đình ông Phan Tuấn Khanh. trú tại phường 14 Quận 5 Tp Hồ Chí Minh khiếu nại về việc một người bạn củ đã “bội tín” bán đi phần đất dành cho lối đi chung.

Cụ thể, như trong đơn khiếu nại gửi về cho Cơ quan chức năng và Cơ quan Báo chí có trình với nội dung. Gia đình ông Phan Tuấn Khanh. có mua thửa đất của vợ chồng bà Lê Thị Ngọc Lựu và ông Tống Văn Tâm tại phường Quang Vinh thành phố Biên Hòa đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 23/02/2015 tờ số 184 thửa 12  có diện tích 272,2m2

Trong quá trình sử dụng, vì nhu cầu cần thiết các hộ gia đình đã thống nhất mở một lối đi chung thuộc quyền sở hữu chung và thỏa thuận này được ghi nhớ bằng văn bản và cho các hộ liên quan ký tên vào và được sử dụng cho đến nay.

Ông Phan Tuấn Khanh tại cơ quan chức năng

Vì giữa ông Khanh và gia đình bà Lựu là chổ quen biết bạn bè gần 30 năm nên ông Khanh đã tin và nghĩ khi bán nhà và đất gia đình bà Lựu sẽ thỏa thuận với lại người mua về phần lối đi chung. Nhưng khi người mua đất và nhà của bà Lựu thông báo xây lại phần đất mình mua trong đó có lối đi chung thì ông khanh tìm hiểu mới “tá hỏa” việc người bạn củ của mình đã chuyển nhượng lại nhà và phần đất  bao gồm cả phần lối đi chung từ đó gây bức xúc đối với ông Khanh các hộ dân còn lại.

Nội dung văn bản thỏa thuận 

Nhận thấy không thể giải quyết sự việc bằng lời nói thông thường để giữ tình bạn được, ông Phan Tuấn K. quyết định thay mặt các hộ dân  trong xóm làm đơn khiếu nại gửi đến TAND thành phố Biên Hòa và các cơ quan chức năng có thẩm quyền mong được giải quyết.

Theo Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Trong trường hợp có tranh chấp, bạn có thể chủ động hòa giải với người sử dụng thửa đất liền kề. Trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì cần gửi đơn đến UBNN cấp xã nơi có đất tranh chấp để tổ chức hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Trường hợp hòa giải không thành thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện theo Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.!

Nhóm PV