ĐT Việt Nam với "canh bạc" ở Oman: Nhận định về trận đấu

Thảo Huyền

Công Phượng và Hồ Tấn Tài, những cầu thủ tỏa sáng ở trận gặp Trung Quốc sẽ có tên trong đội hình xuất phát khi ĐT Việt Nam đối đầu Oman?

ĐT Việt Nam cần động lực để vượt qua áp lực

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại thua 4 trận liên tiếp dưới thời HLV Park Hang Seo. Khó khăn hơn, trận thua gần nhất của đội tuyển Việt Nam lại là thất bại trước Trung Quốc. Nên nhớ kể từ thời điểm biết Việt Nam cùng bảng với Trung Quốc, đông đảo người hâm mộ đều kỳ vọng thầy trò Park Hang Seo thắng được đội tuyển láng giềng. Ngay bản thân HLV Park Hang Seo cũng thừa nhận trong cuộc họp báo trước trận rằng ông cảm thấy áp lực trước mục tiêu phải có điểm trước Trung Quốc.

Tuyển Việt Nam, thầy Park càng nghĩ càng thấy... khó

Ở trận đấu đó, xét về mặt kết quả, ĐT Việt Nam chỉ chịu thua sát nút 2-3 trước Trung Quốc, thậm chí là chúng ta chỉ thua ở những giây bù giờ cuối cùng. Tuy nhiên, hai vấn đề ở trận đấu đó khiến HLV Park Hang Seo vấp phải làn sóng phản ứng không nhỏ của dư luận. Đó là cách đưa một cầu thủ trẻ còn rất non kinh nghiệm là Thanh Bình vào sân ở một thời điểm mà Việt Nam đang khó khăn. Và thứ hai, cách chơi có phần bị đông của Việt Nam trong một quãng thời gian gần 30 phút của cuối hiệp 1 và đầu hiệp 2.

Thất bại đó khiến cho tinh thần của các cầu thủ Việt Nam có phần giảm sút. Chính vì vậy, họ cần một độc lực để vượt qua áp lực hiện tại. Tất nhiên, làm khách trên sân của Oman chẳng hề đơn giản. Nhưng chỉ có mục tiêu giành điểm trước đối thủ Tây Á, Việt Nam mới được tiếp thêm sức mạnh tinh thần để quyết tâm hơn trong quãng thời gian tới đây.

ĐT Oman hay nhưng không phải không có điểm yếu

Cùng với Trung Quốc, Việt Nam, Oman bị đánh giá vào nhóm “mâm dưới” trong nhóm 6 đội cùng bảng B - vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Nhưng khác với 2 đội Trung Quốc và Việt Nam, Oman khởi đầu rất bất ngờ với 3 điểm có được trước “đại gia” Nhật Bản.

Cách chơi của Oman đem đến cảm xúc lớn cho người xem đội tuyển này thi đấu. Họ chơi bóng cuồng nhiệt, thích tấn công và tạo ra nhiều cơ hội sắc bén. Bộ tứ tiền vệ kim cương được xây dựng bởi HLV Branko Ivankovic, với tiền vệ trụ Al Saadi, 2 tiền vệ trung tâm Fawaz - Zahir Al Aghbari, tiền vệ tấn công Al Yahyaei hoạt động nhịp nhàng, uyển chuyển và là động cơ của cả cỗ máy Oman. Đáng tiếc cho đội bóng Tây Á. Đó là ở trận gặp Việt Nam, Al Aghbari bị chấn thương nên không thể thi đấu.

Oman hay nhưng không phải không có điểm yếu. Vấn đề ở biên cũng đã bộc lộ trong 3 trận đấu vừa qua của Oman. HLV Branko Ivankovic đã phải thay đổi các trung vệ lệch phải và lệch trái và hậu vệ phải trong 3 trận gặp Saudi Arabia, Australia và Nhật Bản. Nhưng vấn đề chưa được khắc phục. Cụ thể, sự liên lạc giữa Al Busaidi (trái) và trung vệ lệch trái (có thể là Al Habsi hoặc Al Khamisi) chưa thật sự tốt. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn bên cánh phải khi vị trí này thường xuyên bị đối phương thoát xuống trước khi thực hiện cú chuyền vào trong vòng cấm địa hay chuyền ngược ra để tuyến 2 chọn khoảng trống dứt điểm. Trong 3 trận vừa rồi, lần lượt Ghellani, Al Ghanam và Al Harthi thay nhau đá hậu vệ phải nhưng không thành công.

Oman hay nhưng vẫn có điểm yếu Oman hay nhưng vẫn có điểm yếu

Bên cạnh đó, trung vệ Ahmed Al Khamisi được đá chính trong cả 3 trận vừa qua cho thấy những hạn chế nhất định về khả năng phòng ngự, tạo khoảng trống cho đối phương khai thác. Ngoài ra, hệ thống phòng ngự của Oman cũng cho thấy mình bị động trong các tình huống chống bóng hai và tổ chức cự ly đội hình để phòng ngự. Do đó, họ thường xuyên bị hút theo bóng, dẫn đến để hở những khoảng trống trước mặt để cầu thủ đội bạn tận dụng cơ hội.

Rõ ràng, sử dụng bóng ngắn để tiếp cận cần môn đội tuyển Oman trên nền tảng kỹ thuật của các cầu thủ như Công Phượng, Quang Hải… được coi là phương án tốt nhất cho đội tuyển Việt Nam khi đối đầu với các hậu vệ to cao của đội chủ nhà.

Nhìn cách Oman thi đấu, người ta có thể mường tượng vào một trận đấu mà Việt Nam có gặp khó khăn nhưng cũng không thiếu cơ hội trong những lần tổ chức tấn công. Quan trọng nhất mà người hâm mộ chờ đợi ở ĐT Việt Nam là sự thay đổi mang tính tích cực. Các cầu thủ phải gỡ bỏ bộ mặt sầu não sau trận thua trước Trung Quốc để tự tin chơi bóng, tổ chức đội hình bài bản và nếu tuyệt vời nhất là mạnh dạn tổ chức tấn công một cách chủ động trong những giai đoạn cụ thể trước Oman.

Đó sẽ là cơ hội để Việt Nam tháo gỡ nút thắt tinh thần, sau giai đoạn khó khăn vừa qua. Tất nhiên, nếu hoàn hảo, Việt Nam có thể giành điểm số đầu tiên ở vòng loại World Cup 2022 trước đối thủ Tây Á.

Thông tin lực lượng

- Oman: Zahir Al-Aghbari chấn thương 

Thông tin trận đấu

- Việt Nam từng gặp Oman 2 lần trong quá khứ và đều thất bại 

- HLV Park Hang-seo thua đối đầu 1 lần trước HLV Branko bên phía Oman 

- Việt Nam là đội tuyển Đông Nam Á đầu tiên ghi 3 bàn sau 3 trận đầu tiên tại vòng loại thứ 3 World Cup 

- Việt Nam đang trải qua 4 trận liên tiếp toàn thua – chuỗi trận thua dài nhất dưới thời Park Hang-seo.

Đội hình dự kiến

Oman (4-1-2-1-2): Al Rushaidi, Gheilani, Al Khamisi, Al Musalami, Al Busaidi, Harib Al Saadi, Fawaz, Al Aghbari, Al Yahyaei, Al Alwi, Al Hajri. 

Việt Nam (5-2-3): Tấn Trường, Tấn Tài, Duy Mạnh, Ngọc Hải, Tiến Dũng, Văn Thanh, Hoàng Đức, Tuấn Anh, Quang Hải, Công Phượng, Tiến Linh.