Làng làm nhang khổng lồ phục vụ Tết

Thảo Huyền

Làng nghề làm nhang ở xã Phúc Thành, Hải Dương nổi tiếng với những cây nhang khổng lồ dài gần 2 m, với mùi hương đặc trưng.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 1 Huong_zing_9_.jpg

Nằm cạnh quốc lộ 5A, làng nghề làm nhang ở xã Phúc Thành nổi tiếng là nơi sản xuất nhang hàng đầu của tỉnh Hải Dương. Không chỉ sản xuất loại nhang que thông thường để thắp trên bàn thờ mỗi gia đình, ở đây còn làm ra loại nhang khổng lồ cao 1-2 m dùng trong các đền, chùa. Tất cả nhang ở đây đều được người dân làm bằng tay.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 2 huog_zing.jpg

Cốt để làm nhang khổng lồ là cây Điền thanh với đặc tính thân nhẹ và dễ cháy, được những người thờ vót sạch, phơi khô và cắt thành nhiều kích cỡ khác từ 1-2 m tùy vào yêu cầu của khách. Trong hình là cốt cây Điền thanh loại dùng làm nhang 1,6 m.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 3 Huong_zing_8_.jpg

Để làm ra một cây nhang hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vót cốt (tre, nứa, điền thanh), phơi nhuộm chân tăm nhang. Tăm nhang được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa sau đó được lăn trên mạt gỗ để dễ bắt cháy.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 4 Huong_zing_19_.jpg

Nhựa trám được nghiền ra, đem nấu lên, lọc rồi trộm với bột than tạo thành hỗn hợp màu đen nhánh.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 5 Huong_zing_12_.jpg

Sau đó người thợ lăn cây nhang trên bột nhang để bột dính đều khắp. Công đoạn pha chế bột nhang rất kỳ công vì nhiều hương liệu. Mỗi gia đình có cách pha chế khác nhau cho ra sản phẩm có mùi nhang thơm riêng. Ông Đỗ văn Tân (52 tuổi) chia sẻ, gia đình ông đã 4 đời làm nhang, nhờ có bí quyết riêng nên mới duy trì được tới nay và có chỗ đứng trong làng.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 6 Huong_zing_13_.jpg

Nhang thành phẩm cây 1,1 m khi thắp liên tục được 8-10 tiếng còn cây 1,6 m thì phải thắp 20 tiếng mới cháy hết.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 7 Huong_zing_5_.jpg

Bà Trần Thị Thao (vợ ông Tân) chia sẻ, gia đình bà làm nhang que thông thường là chủ yếu, vào những dịp lễ hội hay ngày tết có khách đặt làm hương to thì mới làm. Khách thường đặt loại kích thước 1,1 m và 1,6 m. Trung bình mỗi vụ tết gia đình bà làm khoảng 300-400 cây nhang dài trên 1 m.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 9 Huong_zing_17_.jpg

Lương người làm nhang chỉ từ 150.000-200.000 đồng/ngày nhưng là mức thu nhập ổn lúc nông nhàn.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 8 huong_zing.jpgNgoài sản xuất những sản phẩm đặc biệt thì đã số các hộ dân ở đây đều sản xuất loại nhang que thông dụng là chủ yếu.
Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 10 Huong_zing_15_.jpg

Hiện tại, làng nghề còn khoảng gần 20 hộ sản xuất nhang theo phương pháp thủ công truyền thống, cung cấp các loại nhang cho các thị trường như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 12 Huong_zing_14_.jpg

Nhang làm xong phải được hong phơi kỹ. Nghề làm nhang phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu làm trong thời tiết mưa ẩm thì phải dùng lò sấy. "Tất cả các công đoạn đều yêu cầu sự chú tâm của người thợ thì sản phẩm mới như ý", bà Thao chia sẻ.

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 11 Huong_zing_2_.jpg

Nghề làm nhang ở đây không bị gò bó về thời gian và tương đối đơn giản nên độ tuổi nào cũng có thể làm được, bà Đỗ Thị Thi (72 tuổi) nói.

 

Lang lam nhang khong lo phuc vu Tet hinh anh 13 Huong_zing_16_.jpgĐa số các hộ dân trong làng Phúc Thành làm nhang quanh năm vì thị trường tiêu thụ rất rộng, cao điểm nhất vẫn là vào dịp tết nguyên đán. Người sử dụng rất ưa chuộng các loại nhang được làm thủ công vì nó có mùi thơm đặc trưng, bay xa.