Những nhóm người được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19

Ngọc Anh

Theo kế hoạch của Bộ Y tế 11 nhóm người được tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên theo mức độ ưu tiên tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine hạn chế tại Việt Nam.

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility hỗ trợ. Mục tiêu đảm bảo khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắc xin phòng Covid-19 khi có đủ nguồn vắc xin, 95% đối tượng nguy cơ cao được tiêm, tiếp nhận và cung ứng kịp thời vắc xin cho các đối tượng theo tình hình dịch…

Theo đó, các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin Covid-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn cung cấp vắc xin còn hạn chế tại Việt Nam bao gồm:

- Nhân viên y tế.

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...).

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

- Lực lượng quân đội.

- Lực lượng công an.

- Giáo viên.

- Người trên 65 tuổi.

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Những người mắc các bệnh mãn tính.

- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

COVAX dự kiến cung cấp cho Việt Nam gần 4,9 triệu liều, trong đó 25-35% trong quý I/2021 và 65-75% trong quý II/2021.

Kế hoạch phân bổ cụ thể:

Quý I/2021

- Số lượng: khoảng 1,2 triệu liều tương đương với 600.00 người.

- Đối tượng triển khai:

11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 - 1

Quý II/2021

- Số lượng: khoảng 3,6 triệu liều tương ứng với 1,8 triệu người.

- Đối tượng triển khai:

11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 - 2

Quý III, IV/2021

Theo thông báo, COVAX Facility sẽ hỗ trợ vắc-xin cho các quốc gia để tiêm chủng cho tối đa 20% dân số. Số vắc-xin còn lại COVAX Facility dự kiến hỗ trợ từ Quý III-2021, cụ thể:

- Số lượng: khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người

- Đối tượng triển khai:

11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 - 3

COVAX facility là một cơ chế được thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19. Trong cơ chế này Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp với GAVI, UNICEF, CEPI, các nhà sản xuất vắc xin và các đối tác để đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vắc xin một cách công bằng và hiệu quả.

COVAX sẽ đảm bảo cho các quốc gia tham gia cơ chế này được tiếp cận vắc xin với mức độ bao phủ khoảng 20% dân số trong năm 2021.

Astrazeneca cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều

Liên quan đến 30 triệu liều vắc xin Astrazeneca dự kiến cung cấp cho Việt Nam, Bộ Y tế cũng vừa có văn bản xin ý kiến Chính phủ về những nhóm đối tượng nào sẽ được ưu tiên khi vắc xin về đến Việt Nam.

Theo kế hoạch ban đầu sẽ có khoảng 204.000 liều vắc xin đầu tiên sẽ về đến Việt Nam vào cuối tháng này. Tuy nhiên, dự kiến sẽ chỉ về khoảng gần 120.000 liều.

"Quan điểm của Bộ Y tế sẽ ưu tiên tuyến đầu chống dịch, trong đó sẽ ưu tiên trước cho những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, chống dịch sau… Bộ Y tế sẽ cố gắng để người dân tiếp cận được vắc xin đầy đủ", Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Với 30 triệu liều vắc xin Astrazeneca, VNVC là đơn vị phân phối tại Việt Nam với hệ thống tiêm chủng rộng khắp cả nước. Tuy nhiên doanh nghiệp không được tự ý phân phối, phải tuân theo kế hoạch của Bộ Y tế trình Chính phủ để chương trình tiêm vắc xin được triển khai công bằng, hiệu quả.

Tương tự, các địa phương có ngân sách mua cho người dân cũng cần phải tuân theo các kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

Huy động nguồn lực xã hội tham gia tiêm chủng

Việt Nam dự kiến có 110 triệu liều vắc xin Covid-19, ai được ưu tiên?

Trong năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất 60 triệu liều vắc xin Astrazeneca

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, chủ trương của ngành y tế là tiêm trên diện rộng, càng nhanh và càng nhiều càng tốt. Để đạt miễn dịch cộng đồng, theo lý thuyết cần tiêm tối thiểu trên 80% dân số. Đây là thách thức vô cùng lớn nhất là trong bối cảnh nguồn cung vắc xin còn hạn chế như hiện nay.

“Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hoá nhiều nguồn cung ứng vắc xin, bao gồm cả vắc xin do Việt Nam sản xuất và phát huy tối đa các nguồn lực xã hội tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19”, Thứ trưởng Thuấn nói.

Trước đó trong cuộc họp trực tuyến ngày 19/2, Bộ trưởng Y tế cũng cho biết, Bộ khuyến khích các đơn vị trong nước chủ động đàm phán, nếu có nguồn vắc xin có thể trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để nhập khẩu vắc xin.

Về kinh phí mua vắc xin, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, kinh phí mua vắc xin của COVAX chủ yếu từ ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và địa phương. Ngoài ra còn các nguồn hợp pháp khác, trong đó có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức hảo tâm.

Các địa phương có ngân sách, muốn mua cho người dân cũng cần phải tuân theo các kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

Theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, nguồn kinh phí dự kiến triển khai tiêm 20% đối tượng từ nguồn vắc xin COVAX là trên 6.739 tỷ đồng, tuy nhiên COVAX sẽ hỗ trợ hơn 6.300 tỷ đồng, ngân sách Trung ương dự kiến sẽ bỏ ra hơn 24 tỷ đồng, địa phương là gần 163 tỷ đồng, số kinh phí còn thiếu cần huy động là hơn 202 tỷ đồng.

30 triệu liều còn lại của Astrazeneca, dự kiến sẽ do VNVC tự chi trả. Doanh nghiệp này được Astrazeneca lựa chọn là đơn vị phân phối tại Việt Nam.

Tuy nhiên VNVC không được tự ý phân phối, phải tuân theo kế hoạch của Bộ Y tế trình Chính phủ để chương trình tiêm vắc xin được triển khai công bằng, hiệu quả.

Ngọc Anh (T/H)