Những thực phẩm "Vàng" giúp người cao tuổi đỡ chứng mất ngủ

Ngọc Anh

Người bệnh do đêm mất ngủ, nên ban ngày tinh thần uể oải, sức chú ý không tập trung, khẩu vị không tốt, có một số người còn bị ù tai, hay quên, run tay và có lúc đầu óc bị căng choáng trầm trọng, rất dễ bị cáu gắt.

Sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể mỗi chúng ta rất cần được nghỉ ngơi để cân bằng, lấy lại sức lực, giấc ngủ ngon cũng là thời gian để phục hồi nội tạng cơ thể. Do đó Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người.

Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà “Mất ngủ” đang là căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại.

Mất ngủ có nhiều loại: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy khó ngủ lại…

Theo quan điểm của y học hiện đại, Mất ngủ chính là trạng thái hưng phấn của đại não tăng lên, tạo nên khó khăn cho giấc ngủ, có ngủ chỉ lơ mơ, dễ tỉnh giấc, đa mộng.

Thời giang vàng để nội tạng cơ thể làm việc

Triệu chứng chính của mất ngủ:

-   Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, sáng dậy thường thấy rất mệt mỏi.

-   Thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm.

-   Khó khăn trong việc ngủ lại khi đã tỉnh giấc giữa đêm.

-   Ban ngày rất dễ mệt mỏi, thay đổi tính tình, hay cáu gắt.

-   Hay quên, khó tập trung trong công việc.

Hậu quả của việc mất ngủ:

Người bệnh do đêm mất ngủ, nên ban ngày tinh thần uể oải, sức chú ý không tập trung, khẩu vị không tốt, có một số người còn bị ù tai, hay quên, run tay và có lúc đầu óc bị căng choáng trầm trọng, rất dễ bị cáu gắt.

Nguyên nhân mất ngủ theo nguyên lý Đông Y

Mất ngủ do tâm tỳ huyết hư.

Triệu chứng: Cả đêm không ngủ hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, hoặc mộng nhiều dễ tỉnh, tim đập hồi hộp, hay quên, người mệt mỏi ăn không ngon, sắc không nhuận, rêu lưỡi nhạt, mỏng, mạch tế sác. Dạng mất ngủ này là do người bệnh suy nghĩ quá độ làm tổn thương đến tâm tỳ, huyết hư không nuôi dưỡng được tâm. Thần không có chỗ để ở, tỳ kém không sinh ra được huyết, huyết hư càng khó hồi phục làm tâm không an và mất ngủ lâu dài.

Mất ngủ do Can khí uất kết

Triệu chứng: Khó ngủ, ngủ vật vã hoặc mới ngủ lại bị tỉnh ngay tâm phiền, miệng khô, đầu váng, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, mạch tế sác vì âm hư làm hỏa dễ động, thủy không tế hỏa, hỏa độc can gây nên.

Chứng Can khí uất kết: là do khí cơ của tạng Can bị uất mà không được thoải mái và phát tiết vì thế kết tụ và ứ trệ ở trong cơ thể, tình thế bị ức chế làm cho mất sơ tiết, tác dụng bất cập cho nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu là bị ức uất, ý chí tiêu cực, ít nói năng, hay thở dài, ngực sườn đầy tức hoặc đau.

Như vậy, Theo Đông y: Tâm chủ thần, can chủ nộ, tim khỏe mạnh, thần kinh tốt, lá gan bình hòa, tinh thần thư thái sẽ ngủ ngon giấc. Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc là do tâm can bất ổn.

Muốn hết bệnh mất ngủ phải bồi bổ tâm tỳ, thư can giải uất, an thần trấn kinh.

 

 

Các loại thực phẩm giúp người già dễ ngủ 

Để có được một giấc ngủ ngon, ngoài những yếu tố về tâm lý, không gian ngủ thì yếu tố dinh dưỡng cơ thể cũng rất quan trọng, có nhiều loại thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với giấc ngủ. Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể khó và chậm thích ứng với sự thay đổi nên nhiều người khó ngủ. Đối với người già, người mắc bệnh xương khớp, huyết áp, tim mạch… dễ mất ngủ. Những thực phẩm sau có thể khắc phục tình trạng trên.

- Ngũ cốc và các loại hạt: Theo các nhà nghiên cứu ngũ cốc nguyên hạt ít đường có thể giúp con người ngủ ngon hơn. Ngũ cốc được bổ sung thêm sữa chua có thể giúp kích hoạt chất serotonin trong não, vốn có khả năng chi phối tâm trạng và giấc ngủ. Khi mức serotonin trong cơ thể tăng cao, chúng làm cho con người cảm thấy buồn ngủ. Vì vậy, ngoài cơm có thể nấu các món cháo, súp như: cháo kê, cháo yến mạch, cháo hướng dương,… rất giàu dinh dưỡng, nhiều triptophan, tốt cho lá lách, dạ dày và giấc ngủ.

Cách ăn ngũ cốc với sữa tươi cho bữa sáng đầy năng lượng

Ngũ cốc nguyên hạt kích hoạt chất serotonin trong não giúp cho giấc ngủ ngon.

 

- Củ và hạt sen: Trong củ và hạt sen có chứa một lượng lớn cacbonhydrat, canxi, phốt pho, sắt và các loại vitamin… có tác dụng an thần, làm mạnh dương khí, dưỡng huyết điều hòa tạng phủ… Có thể điều trị chứng thiếu máu, mất ngủ. Vì vậy, có thể chế biến thành món canh củ sen, chè hạt sen hoặc cho hạt sen vào các món ăn vịt tiềm, gà tiềm, dạ dày nhồi, chim bồ câu, gà ác hầm thật nhừ với hạt sen để ăn, rất hiệu quả. Đơn giản hơn, hàng ngày có thể uống trà tim sen (hay còn gọi là tâm sen) bạn sẽ thấy được hiệu quả của nó trong việc cải thiện giấc ngủ.

Cách nấu chè hạt sen củ năng | Tin tức mới, hình ảnh, về cach nau che hat  sen cu nang

Chè hạt Sen Củ Năng

 

- Cây xấu hổ: hay còn gọi là cây mắc cỡ (trinh nữ), mọc hoang khắp nơi. Theo nghiên cứu cây xấu hổ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của cây xấu hổ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20g sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

Mẹo Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Xấu Hổ Mọc Hoang Trong Vườn

 

- Trà hoa cúc: Mỗi ngày uống 1-2 tách trà hoa cúc làm cho bạn cảm thấy thật thư giãn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, trà hoa cúc còn làm cho cơ thể bạn luôn ấm áp, khiến giấc ngủ sâu hơn. Uống một tách trà hoa cúc nửa giờ trước khi đi ngủ sẽ làm cho các vấn đề như chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc của bạn biến mất hoàn toàn.

Công Dụng Và Các Lưu Ý Khi Uống Trà Hoa Cúc

Trà hoa Cúc

Ngoài ra, để có giấc ngủ tốt tránh uống cà phê, chà đặc ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

- Tránh uống rượu bia, các thức ăn, gia vị cay nóng. Không ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ. Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều. Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say. Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng bức sẽ làm thức giấc.

Ngọc Anh (T/H)