Phân biệt tội bức tử với tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát

Hồ Nga

Tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự của cong người là đối tượng hàng đầu được luật Hình sự Việt nam nói riêng cũng như pháp luật nói chung đặc biệt bảo vệ. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trong đó, tội bức tử và tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là hai trong những tội dễ gây nhầm lẫn trong các tội xâm phạm tính mạng. Vậy các tiêu chí để phân biệt hai tội phạm đó là gì, người phạm tội sẽ phải chịu những chế tài ra sao ?

Tội bức tử quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Khái niệm: Tội bức tử được quy định là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát. (84) 

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm:

– Người có quan hệ lệ thuộc nhất định của với nạn nhân. Trong đó nạn nhân là người bị lệ thuộc vào người phạm tội như lệ thuộc về kinh tế, bị rằng buộc quan hệ về hôn nhân gia đình, tín ngưỡng…

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:

– Dấu hiệu Hành vi khách quan: 

+ Nhóm hành vi đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét…

+ Nhóm hành vi thường xuyên ức hiếp, đối xử bất công, bất bình đẳng đối với nạn nhân.

+ Nhóm hành vi làm nhục nạn nhân: tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.

– Dấu hiệu hậu quả :

Hậu quả là việc tự sát của nạn nhân bị tác động bởi hành vi khách quan ( nêu trên ) của người phạm tội. Hậu quả này đòi hỏi phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả tự sát. Do bị đối xử tàn ác hay do ức hiếp ;ngược đãi ;làm nhục … mà nạn nhân có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Đối với tội phạm này chỉ đòi hỏi hành vi khách quan dẫn đến nạn nhân tự sát chứ không đòi hỏi dấu hiệu làm nạn nhân chết.

Phan Biet Toi Buc Tu Voi Toi Xui Giuc Hoac Giup Nguoi Khac Tu Sat

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:

Đối với tội bức tử, lỗi của người phạm tội đối với hành vi là lỗi cố ý, còn đối với hậu quả tự sát lỗi là cố ý gián tiếp. Người phạm tội thấy được hành vi của mình có thể dẫn đến tự sát của nạn nhân nhưng có ý thức bỏ mặc, chấp nhận hậu quả đó ( nếu xảy ra ).  Ngoài ra lỗi trong tội phạm này có thể là lỗi vô ý, cụ thể là lỗi vô ý vì quá tự tin.Người phạm tội thấy được hành vi có thể dẫn đến tự sát của nạn nhân nhưng quá tin cho rằng việc đó k xảy ra. 

Trong trường hợp, nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân tự sát khi thực hiện hành vi phạm tội thì hành vi đó sẽ chuyển hóa cấu thành hành vi của tội giết người quy định Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 ( cụ thể với thủ đoạn đặc biệt ) chứ còn là tội bức tử nữa.

Khách thể của tội phạm:

Ngoài việc xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân hành vi nêu trên còn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người đó.

Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát quy định tại Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Tội danh này gồm 02 loại trường hợp phạm tội khác nhau đó là :

–  Trường hợp “ Xúi giục người khác tự sát “ là hành vi cố ý kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.

– Trường hợp “ Giúp người khác tự sát “ là hành vi cố ý tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của mình. Hành vi này có thể là những hành vi như kích động người khác tự sát; dụ dỗ, lừa dối người khác tự sát….

– Hành vi khách quan tạo điều kiện có tính vật chất hoặc tinh thần giúp nạn nhân có thể thực hiện được hoặc thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn việc tự sát như việc cung cấp thuốc độc, cung cấp súng …

– Hậu quả:

Từ những hành vi của người phạm tội khiến nạn nhân tự sát. Đối với tội danh này không đòi hỏi hậu quả nạn nhân có bị chết do tự sát hay không.

– Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả:  

Nguyên nhân hành vi xúi giục đã dẫn đến hậu quả việc tự sát của người bị xúi giục.

Nguyên nhân hành vi tạo điều kiện giúp người khác tự sát đã được nạn nhân sử dụng để tự sát.

Mặt chủ quan của tội phạm :

Đối với tội danh này, lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tự sát, họ mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Chủ thể: thường 

Khách thể của tội phạm 

Quyền được sống, bảo vệ tính mạng của nạn nhân bị người phạm tội xâm hại.

Hình phạt 

Theo Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy đinh về hình phạt của tội bức tử :

  • Quy định 02 khung hình phạt chính trong điều luật

+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt từ 02 đến 07 năm.

+ Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt từ 05 năm đến 12 năm được quy định cho trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên , hoặc nạn nhân là người dưới 16 tuổi hoặc, nạn nhân đang có thai.

Theo Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hình phạt của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát :

  • Quy đinh 02 khung hình phạt chính trong điều luật

+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp hành vi phạm tội làm cho 02 người tự sát trở lên.