Quy trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh

Biên tập viên

Để thành lập một công ty, việc không thể thiếu đó là nhữngthủ tục đăng ký kinh doanh. Bởi thủ tục đăng ký kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ quan trọng cho việc thành lập công ty. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu đặc điểm về thủ tục đăng ký kinh doanh nhé.

Tìm hiểu về quy trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh

1. Chuẩn bị hồ sơ

Để quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì cần chuẩn bị các giấy tờ theo hồ sơ cụ thể như sau: 

- 01 bản giấy đề nghị đăng ký của doanh nghiệp.

- 01 bản điều lệ của công ty.

- 01 bản sao hợp lệ về Quyết định thành lập công ty.

- 01 bản giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp hay các tài liệu tương đương khác của những thành viên là một tổ chức.

- 01 bản sao công chứng hợp lệ căn cước công dân; Hộ chiếu; Giấy chứng minh thư nhân dân hay các loại giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những thành viên là một cá nhân.

Mẫu bản sao chứng minh nhân dân có công chứng

- 01 bản sao công chứng hợp lệ căn cước công dân; Hộ chiếu; Giấy chứng minh thư nhân dân hay các loại giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người đại diện theo ủy quyền của các thành viên là một tổ chức.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh mới nhất năm 2019

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu và lựa chọn một trong hai hình thức nộp hồ sơ theo quy định như sau: 

- Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

- Hay doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử bằng chữ ký số công cộng hoặc qua tài khoản đăng ký kinh doanh mới nhất. 

3. Quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 1: Đăng ký bằng tài khoản đăng ký kinh doanh mới nhất

Mỗi cá nhân đều có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký cho doanh nghiệp hay người được những cá nhân có thẩm quyền đó ủy quyền cho để thực hiện những thủ tục khác liên quan tới việc đăng ký của doanh nghiệp. Để đăng ký kinh doanh một cách nhanh nhất thì chỉ cần truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp và liệt kê những thông tin chính xác để thiết lập tài khoản đăng ký kinh doanh.

Thông qua việc thiết lập tài khoản, doanh nghiệp sẽ chỉ cần nộp hồ sơ, theo dõi những tình trạng xử lý hồ sơ, sửa đổi và bổ sung thêm hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đã được đăng ký nhưng chưa hợp lệ. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Doanh nghiệp cần soạn những giấy tờ liên quan để hoàn thành bản hồ sơ đăng ký bằng bản giấy.

- Thiết lập hồ sơ từ bản giấy thành bản điện tử thông qua cách nhập những thông tin chính xác vào những trường thông tin đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin quốc gia thông báo về việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Chuẩn bị rõ ràng những giấy tờ của hồ sơ.

- Scan tất cả bộ hồ sơ bản giấy và đăng tải lên trên phần tài liệu đính kèm.

- Thực hiện bước ký xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh và nộp hồ sơ. 

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư

Bước 3: Theo dõi tình trạng và xử lý hồ sơ

- Trong thời gian 03 ngày làm việc, phía Phòng đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm xem xét và gửi thông báo cho doanh nghiệp về việc Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. cho doanh nghiệp.

- Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký bằng bản giấy và hồ sơ mà doanh nghiệp đã gửi trực tiếp qua mạng điện tử là không thống nhất với nhau. Nên Phòng đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp để sửa đổi và bổ sung những giấy tờ còn thiếu. 

Bước 4: Nhận lại kết quả

Sau khi được cấp Giấy chứng  nhận đăng ký của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo trực tiếp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký kinh doanh theo một trình tự, mức chi phí và thủ tục theo quy định. 

Bước 5: Thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu dấu của mình

Việc thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 mà vẫn có hiệu lực. 

Chúng tôi hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được rất nhiều cho các bạn đọc. Xin cảm ơn!