Vai trò của thận đối với cơ thể
Vai trò quan trọng nhất của thận đó là lọc máu và các chất thải trong cơ thể. Khi đi qua thận, protein cũng như tế bào máu sẽ được giữ lại, còn chất cặn bã sẽ được tách ra khỏi máu, đi tới dịch lọc và tạo nước tiểu. Phần nước tiểu chứa chất thải, chất độc hại sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể.
Trong quá trình sản xuất nước tiểu, thận đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát lượng dịch ngoại bào, hỗ trợ điều hòa thể tích máu trong cơ thể.
Tác hại của việc thường xuyên uống rượu bia đối với thận
Thường xuyên uống bia rượu cũng là một nguyên nhân chính gây bệnh gan. Gan không hoạt động tốt có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, do đó bệnh gan có thể ảnh hưởng đáng kể đến thận.
Khi uống nhiều rượu bia, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất độc hại ra ngoài. Trong một số trường hợp hiếm hoi, uống quá nhiều rượu bia, khoảng 5 ly trở lên cùng lúc, có thể gây suy giảm chức năng thận đột ngột gọi là tổn thương thận cấp tính. Tình trạng nghiêm trọng này xảy ra khi chất độc từ rượu bia tích tụ trong máu quá nhanh khiến thận không thể duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Dù có thể hồi phục sau khi điều trị, tổn thương thận cấp tính làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.
Một số đối tượng không nên uống rượu bia, bao gồm phụ nữ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. Các chuyên gia thường định nghĩa một chai bia là 350 ml, một ly rượu 5 gần 150 ml. Phần lớn mọi người uống nhiều bia rượu hơn lượng khuyến cáo.
Vậy chúng ta cần uống thế nào để hạn chế ảnh hưởng đến thận nhất?
Với người có thói quen uống rượu, hãy hạn chế uống không uống quá hai ly rượu mỗi ngày đối với nam và một ly đối với nữ. Các đồ uống được khuyến cáo có thể sử dụng với nồng độ là: khoảng 340 ml với bia, 142 ml với rượu vang hoặc 43 ml rượu mạnh chưng cất khoảng 80 độ.
Nghiên cứu thực hiện trên 11.000 người đàn ông khỏe mạnh trong 14 năm và phát hiện những người uống trung bình ít nhất 7 ly rượu theo nồng độ khuyến cáo mỗi tuần giúp giảm 30% nguy cơ tăng creatinine trong máu so với người uống nhiều hơn.
Hồ Nga (T/H)