Tiềm năng của Podcast tại Việt Nam

Huy Hoàng

Vào tháng 4/2019, Google đã điều chỉnh các thuật toán tìm kiếm của họ để các podcast – những chương trình phát thanh trên internet - xuất hiện cùng với kết quả tìm kiếm bằng văn bản, hình ảnh và video. Podcast rất tiềm năng và nhiều thương hiệu quốc tế đang tận dụng sự phát triển của podcast để mở rộng tầm ảnh hưởng.

Với chi tiêu quảng cáo cho podcast dự kiến sẽ đạt 534 triệu đô la vào năm 2020, thì ngày càng rõ ràng rằng các nhà quảng cáo trên toàn thế giới đã nhận ra tiềm năng to lớn của việc thu hút khán giả qua podcast.

Sự nhận biết về podcast cũng đang gia tăng ở Việt Nam và đi kèm là tiềm năng cho một hình thức gắn kết trực tiếp hơn với đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Văn hóa khởi nghiệp đang bùng nổ tại Việt Nam kèm theo sự phát triển của giới trẻ am hiểu công nghệ đang thúc đẩy các doanh nghiệp theo đuổi các phương pháp kinh doanh và cách tiếp cận khách hàng hiện đại hơn, và podcast chính là một trong những biên giới mới của họ.

MỐI LIÊN KẾT GIỮA THƯƠNG HIỆU VÀ NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Người dẫn chương trình podcast thường trò chuyện trực tiếp với người nghe, tạo nên cảm giác thân mật với người hâm mộ. Điều này tạo nên một đặc điểm quan trọng của quảng cáo qua podcast: thay vì phát các mẫu quảng cáo được dựng sẵn trong thời gian nghỉ, người dẫn chương trình podcast thường tự truyền tải nội dung quảng cáo. Do đó, các đoạn quảng cáo trở thành một phần của chương trình, tạo ra sự liên kết giữa cảm nhận tích cực với chương trình và cảm nhận về sản phẩm, và trong thực tế, dường như 77% khán giả podcast chọn không bỏ qua quảng cáo.

Do sự liên kết chặt chẽ giữa người dẫn và mẫu quảng cáo, khi các nhãn hàng lựa chọn quảng bá trên các kênh podcast, họ phải đảm bảo rằng người dẫn chương trình có tính cách và giọng điệu phù hợp để truyền đạt thông điệp của nhãn hàng một cách chân thực. Các nhãn hàng có lượt theo dõi cao trên mạng xã hội có thể tận dụng kiến ​​thức về những nội dung mà người theo dõi (followers) quan tâm để quảng bá (và thậm chí quảng bá chéo) trên các podcast có những nội dung tương tự.

Podcast có xu hướng thu hút một phân khúc đối tượng tiềm năng mà các nhãn hàng mong muốn, nhưng cũng đồng thời đầy thách thức. Họ thường là những người có học vấn và giàu có, và họ đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực tiêu dùng như du lịch, công nghệ, giải trí và phương tiện vận chuyển. 58,2% người nghe là người đã tốt nghiệp đại học, và lượng thính giả sinh viên học sinh chiếm gấp đôi số lượng người không phải là sinh viên học sinh, vì vậy thính giả của một podcast thường quy tụ nhiều độ tuổi. Những thính giả này cũng có xu hướng chủ động chọn nội dung dựa trên sở thích, nên một thương hiệu năng động có thể quảng bá bản thân trên các podcast dựa trên ngành nghề của họ hoặc phản ánh hình ảnh mong muốn của họ.

YouTuber người Việt Dang HNN, đã giới thiệu với các khán giả Youtube đến với một chương trình đọc sách trên kênh podcast của anh, định vị mình vừa là người cung cấp vừa quản lý nội dung. Hiện đang nằm trong top 50 chương trình hàng đầu của iTunes Store Việt Nam, podcast được phát trực tuyến cùng với vô số các chương trình quốc tế về kinh tế, phong cách sống và giáo dục (ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh). Bằng cách mở rộng sang hoạt động podcast, Dang HNN đã tăng lượng người hâm mộ tiềm năng và tạo điều kiện cho người hâm mộ hiện tại kết nối với mình qua một kênh mới, đồng thời mở ra cơ hội cho các hình thức tài trợ mới.

TIỀM NĂNG CHO LUỒNG TƯ TƯỞNG MỚI

Các thị trường tại châu Á Thái Bình Dương đã chứng kiến ​​sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực online trong những năm gần đây. Khán giả thuộc thế hệ Millennial là thế hệ tìm kiếm nhiều thông tin. Khi các hình thức truyền thông truyền thống mất dần vị thế, những người trẻ lanh lợi này có xu hướng chuyển sang phương tiện truyền thông hiện đại - bao gồm podcast - để tìm hiểu thêm về thế giới. Các nhãn hàng có thể khai thác mối quan tâm này bằng cách tài trợ cho các nền tảng cung cấp thông tin uy tín và đáng tin cậy, chẳng hạn như người trong nghề và diễn giả cấp cao.

Những nhãn hàng tạo ra sự liên kết giữa họ và nội dung mà mọi người muốn đọc có thể tạo ra một tiếng nói chung giữa nhiều quan điểm khác biệt. Đào Chi Anh, nhà sáng lập và CEO của KAfe Group, đã làm được điều đó. Doanh nhân Hà Nội này đang điều hành một quán cà phê thời thượng và một cửa hàng trực tuyến. Chi Anh đã tạo ra một loạt podcast riêng để nói về quá trình theo đuổi thành công và hạnh phúc trên chặng đường xây dựng thương hiệu của mình, từ đó tiếp cận đối tượng thính giả có kiến thức và khiếu kinh doanh. Đây là một chủ đề không liên quan đến quán cà phê, nhưng nó vẫn tăng độ hiện diện thương hiệu và tạo ra một gương mặt đại diện cho KAfe Group.

Dù được thiết kế để giải trí, đối thoại hay thông báo thông tin, kênh podcast ở Việt Nam chứa đầy tiềm năng chưa được khai thác đang chờ khám phá. Đối với những công ty có đối tượng mục tiêu là thính giả podcast, đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá các cơ hội quảng cáo và sáng tạo nội dung trong lĩnh vực này.

Bài viết do EloQ Communications (https://www.eloqasia.com/vi/) thực hiện. EloQ Communications là agency hàng đầu về quan hệ công chúng (PR) và truyền thông marketing tích hợp (IMC) có trụ sở tại TP.HCM. EloQ Communications vận hành các dự án tại Việt Nam cũng như khắp các nước Asean.

EloQ Communications