Rôm sảy là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy là bệnh ngoài da lành tính nhưng nếu điều trị không đúng cách, bệnh rôm sảy có thể gây ra những hệ lụy xấu tới sức khỏe của trẻ. Liệu trẻ bị rôm sảy có tự hết không và các cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ là gì?
Rôm sảy là gì?
Vào những ngày đầu hè, thời tiết oi bức nóng nực khiến mồ hôi trẻ tiết nhiều hơn ngày thường. Tuy nhiên, cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi khó thoát được ra ngoài, bị ứ đọng từ bên trong. Hơn nữa, các ống bài tiết mồ hôi của trẻ thường rất dễ bị bụi bẩn, ghét… bít tắc nhưng do cơ địa nên trẻ không được tắm thường xuyên vì vậy da dễ xuất hiện các nốt ửng đỏ thường theo mảng. Có thể nói rằng đây là tình trạng các tuyến mồ hôi đang bị viêm.
Tình trạng trẻ bị rôm sảy xảy ra phổ biến hơn vào thời tiết nóng bức, đặc biệt là khi trẻ mặc quần áo quá dày. Nếu trẻ bị sốt cao, điều trị trong lồng kính… cũng có thể bị nghẽn tuyến mồ hôi và gây ra tình trạng rôm sảy. Đối với trẻ vận động cơ thể, hoạt động cao hay bị các loại vi khuẩn bám bên ngoài da bài tiết chất nhờn cũng là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông.
Rôm sảy là những nốt mẩn đỏ to như đầu kim, có dạng hình tròn hay lấm tấm đầu rôm có đọng chút nước, màu đỏ nhạt xung quanh và thường nổi ở các vị trí như: ngực, lưng, cổ, đầu… Chỗ mọc rôm thường dày và có màu đỏ. Có thể gây ra tình trạng ngứa và có cảm giác nóng rác khó chịu. Chính vì vậy, trẻ bị rôm sảy thường hay gãi ngứa và dễ làm da bị trầy gây viêm nhiễm.
Các dạng và triệu chứng rôm sảy ở trẻ
Các dạng rôm sảy ở trẻ
Bạn biết không? Rôm sảy ở trẻ cũng có nhiều dạng. Chính vì vậy, phân biệt được các loại rôm sảy cũng là kiến thức quan trọng để điều trị rôm sảy hiệu quả.
Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ là:
- Rôm dạng tinh thể: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, thường xảy ra do sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã khỏi bệnh
- Rôm đỏ: Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm
- Rôm sâu: Xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng nề, thường sau khi bị rôm đỏ kéo dài
Triệu chứng khi trẻ bị rôm sảy
Để phân biệt giữa rôm sảy và các bệnh lý ngoài da khác. Các bạn nên phân biệt từ triệu chứng của trẻ bị rôm sảy. Cùng ghi nhớ những nguyên nhân sau đây nhé!
- Trẻ xuất hiện các mụn nước, thường sẽ mọc thành từng mảng trên nền da
- Trẻ thường nói với bố mẹ bị ngứa, đối với trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu khó chịu bứt rứt
- Trẻ thường xuyên gãi gây trầy xước da, khiến các nốt mẩn xuất hiện mụn mủ hay mụn nhọt trên da
- Vị trí thường gặp: Rôm sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng
Vì sao trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè?
Rôm sảy có thể xuất hiện mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, mùa hè vẫn là thời điểm xuất hiện tình trạng rôm sảy nhiều nhất. Vậy bố mẹ có biết vì sao không? Cùng tìm hiểu ngay:
- Vì mùa hè thời tiết sẽ chuyển dần sang nóng bứt khó chịu. Lúc này tuyến mồ hôi của bé sẽ làm nhiệm vụ là điều tiết nhiệt độ cơ thể bằng cách tiết nhiều mồ hôi hơn. Tuy nhiên, do tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi khó có thể thoát ra ngoài dẫn đến bít tắc. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ bị rôm sảy. Nên mùa hè chính là thời điểm trẻ bị rôm sảy nhiều nhất
- Đôi khi vào mùa hè do trẻ được cho mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng gây hiện tượng bít tắc tuyến mồ hôi
- Mùa hè cũng là thời điểm mà vi khuẩn phát triển rất mạnh. Một trong số loại vi khuẩn đó thường lưu trú ngoài da và sinh sống nhờ bã nhờn trên da trẻ cũng gây bít tắc lỗ chân lông
- Mùa hè cũng là thời điểm trẻ dễ bị bệnh như sốt, hay trẻ hiếu động hoạt động cơ thể nhiều. Từ đó tuyến mồ hôi cũng tiết nhiều mồ hôi hơn để giải nhiệt. Đây cũng là nguyên nhân gây bít tắc tuyến mồ hôi, khiến trẻ bị rôm sảy
Phòng tránh rôm sảy cho trẻ
Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng khi xuất hiện rôm sảy sẽ khiến trẻ gãi và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Chính vì vậy, các bạn nên phòng tránh tình trạng rôm sảy cho trẻ. Sau đây là những phương pháp giúp phòng tránh rôm sảy hiệu quả:
- Bố mẹ cần cho trẻ ngủ và hoạt động ở những nơi thoáng mát, tránh tụ tập ở nơi đông người đặc biệt là thời tiết nóng bức
- Cha mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, hạn chế tối đa tình trạng mồ hôi đọng trên da của trẻ quá lâu
- Nên chọn những chất liệu vải làm từ cotton rộng thoáng mát có công dụng thấm hút mồ hôi tốt
- Cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường các loại trái cây tươi để cung cấp vitamin C nhằm tăng cường đề kháng cho da. Giúp tuyến mồ hôi trẻ hoạt động tốt hơn
- Không nên quấn trẻ quá kỹ, mặc quần áo quá dài vào thời tiết nóng bức
Điều trị trẻ bị rôm sảy
Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất chính là giảm tiết mồ hôi của trẻ bằng các tác nhân từ bên ngoài: giảm nhiệt độ điều hòa, dùng quạt làm mát không khí, hạn chế hoạt động của trẻ, chọn những loại quần áo thấm hút tốt. Vì khi da được làm mát tình trạng rôm sảy sẽ nhanh hết
- Các dạng rôm sảy nhẹ thường không cần điều trị, nhưng đối với các tình trạng nặng cần dùng thuốc thoa và thuốc uống để ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm cảm giác khó chịu cho trẻ
- Khi trẻ bị rôm sảy, các bạn nên tránh cho trẻ gãi hay cào mạnh vào các nốt rôm để tránh làm xước da – tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vào trong gây biến chứng nhiễm trùng lan rộng
- Cha mẹ nên xoa nhẹ vào vùng bị rôm để con cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, giữ cho cơ thể trẻ luôn được mát mẻ, thoáng khí, hạn chế việc trẻ phải bài tiết nhiều mồ hôi
Rôm sảy là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần trang bị những kiến thức liên quan. Để khi trẻ bị rôm sảy có được hướng giải quyết phù hợp.