Bệnh rối loạn nội tiết gây tăng cân ở phụ nữ

Huy Hoàng

Bệnh rối loạn nội tiết tố là vấn đề nhiều phụ nữ giai đoạn sau 30 tuổi, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh mắc phải. Rối loạn nội tiết tố được xem ảnh hưởng toàn diện tới sức khỏe, vẻ bề ngoài và tâm sinh lý phụ nữ. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu khía cạnh bệnh rối loạn nội tiết gây tăng cân ở phụ nữ.

Những hình ảnh mỹ miều của các cô người mẫu, diễn viên nhan nhãn trên các phương tiện truyền thông, khiến nhiều phụ nữ ám ảnh về cân nặng và sắc vóc của mình. Chị em luôn cảm thấy mình quá béo so với tiêu chuẩn, chỉ một lời khen chê cũng khiến chị em trăn trở với chế độ ăn và luyện tập.

Từ bao giờ cân nặng đã trở thành nổi ám ảnh của phụ nữ

Tuy nhiên ngoài việc ăn quá nhiều, lười vận động làm thừa cân, còn có một nguyên nhân khiến phụ nữ không kiểm soát được cân nặng, đó là bệnh rối loạn nội tiết gây tăng cân. Nên nếu bạn đã rất kiêng kem và luyện tập thể dục thường xuyên mà cân nặng vẫn không xê dịch thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân này để có giải pháp khác phù hợp.

Bệnh rối loạn nội tiết gây tăng cân như thế nào?

1- Nồng độ estrogen tăng cao:

Estrogen là nội tiết tố nữ được sản sinh chủ yếu từ buồng trứng. Nồng độ estrogen cân bằng giúp chị em mạnh khỏe và trẻ đẹp.

Estrogen tăng cao là một trong những nguyên nhân gây tăng cân

Nồng độ estrogen tăng cao do 2 nguyên nhân:

- Rối loạn tự nhiên: giai đoạn sau 30 tuổi, sau sinh, tiền mãn kinh nội tiết tố nữ estrogen có sự rối loạn một cách tự nhiên.

- Thực phẩm ăn vào chứa thuốc trừ sâu, hormone tăng trưởng như thịt, trứng công nghiệp (ảnh hưởng từ thức ăn chăn nuôi) hoặc tiếp xúc với các hóa chất gây rối loạn hormone như thuốc diệt cỏ.

Nội tiết tố nữ estrogen tăng cao quá mức cho phép, gây sự chuyển hóa glucose trong máu thành mỡ. Các mô mỡ sẽ bị tăng thể tích lên gấp 4 lần gây tăng cân và ảnh hưởng tới sức khỏe.

2- Thiếu serotonin và thừa cortisol:

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, có trong hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương. Serotonin còn được xem là hormone hạnh phúc, bởi tác động tích cực của nó với các cảm xúc tốt đẹp. Hormone này kiểm soát tâm trạng, lòng tự trọng, trí nhớ, cảm xúc, cảm giác thèm ăn, sự ngon miệng, giấc ngủ, khả năng chịu đau…Khi mệt mỏi, stress bạn có cảm giác thèm đồ ăn chứa đường và tinh bột để kích thích sản sinh serotonin, do đó sự tăng cân là khó tránh khỏi.

Cortisol là một hợp chất hữu cơ tự nhiên được sản sinh ra từ một số tuyến nội tiết. Hormone cortisol giúp cơ thể sử dụng đường và chất béo tạo thành năng lượng. Đây là phản ứng tự nhiên khi nhận diện có sự hiểm nguy, nồng độ cortisol sẽ tăng cao để tích trữ nhiều năng lượng để đối phó với nguy hiểm. Thế nên thường xuyên căng thẳng sẽ thúc đẩy tăng cortisol, đồng nghĩa với cân nặng bạn tăng lên do năng lượng tích trữ trong thời gian dài.

Căng thẳng kéo dài gây rối loạn nội tiết tố và thừa cân

3- Thiếu hormone tuyến giáp:

Hormone tuyến giáp hoạt động trên tất cả tế bào của cơ thể, có tác dụng: tăng cường trao đổi chất, điều hòa sự chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate, kích thích chuyển hóa vitamin trong cơ thể.

Nên nếu hormone tuyến giáp không đủ thì các hoạt động trong cơ thể sẽ bị chậm lại. Người bị tình trạng này thường mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều, hay bị táo bón và tăng cân. Ngoài ra còn có các dấu hiệu dễ nhận biết như: trí nhớ kém, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, tóc gãy rụng nhiều, móng tay yếu, hay bị cảm giác lạnh và đặc biệt là rất khó giảm cân.

Tác dụng của hormone tuyến giáp

4- Dư hormone insulin:

Insulin được tiết ra từ tuyến tụy, có tác dụng chuyển hóa carbohydrate, xử lý lượng đường trong máu tạo thành nhiên liệu cho các tế bào hoặc tích trữ dưới dạng mỡ. Tuy nhiên nếu insulin bị dư thừa sẽ có sự rối loạn chuyển hóa. Căng thẳng thường xuyên hoặc ăn nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, chất ngọt nhân tạo, nước ngọt có đường, thiếu protein, chất xơ…là nguyên nhân gây thừa insulin.

Người bị thừa insulin thường mệt mỏi, lo âu, dễ bị kích thích, trí nhớ kém, tim đập nhanh, vã mồ hôi, kém tập trung, cơ thể suy nhược…Khi gặp tình trạng này, nhiều người lầm tưởng mình bị đói nên ăn thêm nhiều đồ ăn có đường, tinh bột…gây nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường.

Thừa insulin gây rối loạn chuyển hóa và béo phì

5- Testosteron bị suy giảm:

Testosteron được xem là hormone quan trọng của đàn ông, tuy nhiên với cơ thể phụ nữ cũng rất cần thiết. Hormone này giúp tăng cường cơ bắp, mật độ xương, sức bền, trí nhớ, đốt cháy mỡ và ham muốn tình dục. Nhiều người tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh, tuy nhiên vẫn thấy cân nặng không xê dịch, có thể bạn đã bị suy giảm testosteron.Testosteron thấp gây béo phì, trầm cảm, nguy cơ cao bị loãng xương và bệnh tim mạch. Khi nồng độ estrogen quá cao, gây suy giảm testosteron nghiêm trọng.

Tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh mà vẫn không giảm cân, có thể do rối loạn nội tiết

Để phòng tránh bệnh rối loạn nội tiết gây tăng cân ở phụ nữ, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn, nghĩ ngơi thư giãn thường xuyên, tránh căng thẳng hết sức, sử dụng thảo dược thiên nhiên điều hòa nội tiết tố nữ.

Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ số điện thoại 0989998811 hoặc vào website: https://dieuhoanoitiettonu.com/ để lại thông tin liên lạc, Pueva sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé!

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ Phần Hepura

Hotline: 0989998811 (24/7)

Website: https://hepura.com/

Địa chỉ: số 10, đường số24, KDC Hiệp Thành 3, P Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

H. Lan