Sau các bước thực hiện làm thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, thì quy trình về việc làmthủ tục thành lập công ty cũng rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, để có thể tìm hiểu về thủ tục sau khi thành lập công ty bao gồm những gì và được thực hiện như thế nào nhé.
Tìm hiểu về các thủ tục sau khi thành lập công ty
Đăng ký áp dụng bằng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ phổ biến
Doanh nghiệp cần chuẩn bị mẫu 06/GTGT để nộp và đề nghị phải được áp dụng theo phương pháp tính thuế theo giá trị gia tăng đầu tiên trong việc phát sinh.
Doanh nghiệp của mình nên chọn cách nộp trước thời gian quy định nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Nếu ở trường hợp đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên NNT mà không nộp mẫu 06/GTGT, thì doanh nghiệp sẽ nằm trong trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.
Cần kê khai và nộp thuế môn bài đúng thời hạn tại cơ quan thuế quản lý
Thủ tục sau khi thành lập công ty tiếp theo là kê khai thuế và nộp thuế. Theo một số quy định của pháp luật doanh nghiệp thì phải kê khai và nộp thuế môn bài trong thời gian chậm nhất là ngày cuối cùng ở tháng đó. Theo như chúng tôi đã tìm hiểu thì mức thuế môn bài ở năm 2017 là 2 triệu đồng/năm đối với những doanh nghiệp có vốn điều lệ theo quy định từ 10 tỷ trở xuống và mức thuế 3 triệu đồng/năm sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng.
Kê khai thuế và nộp thuế là một trong các thủ tục sau khi thành lập công ty
Thực hiện treo biển tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
Sau quá trình thành lập, công ty cần được treo biển luôn tại trụ sở chính của công ty. Biển của công ty được quy định bao gồm: thông tin về tên công ty; số điện thoại và địa chỉ cụ thể của công ty. Như vậy sẽ tránh được trường hợp bất ngờ cơ quan thuế xuống kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp không treo biển đúng quy định sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Mở một tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, thông báo trực tiếp với phòng đăng ký kinh doanh và nơi nộp thuế môn bài về tài khoản ngân hàng
Việc đầu tiên trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt thì sẽ phải cần có một tài khoản ngân hàng, để thực hiện những giao dịch thanh toán bằng hình thức chuyển khoản và nộp thuế điện tử. Những thủ tục hồ sơ để mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
- 01 bản sao công chứng giấy chứng minh thư nhân dân của người đại diện.
- 01 bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.
- 01 giấy đề nghị được mở tài khoản ngân hàng có kèm theo chữ ký của phía người đại diện hợp pháp của công ty và có dấu của công ty.
Cần phải thông báo đã đăng tải mẫu con dấu lên trên Cổng thông thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp cần đặt mua chữ ký số và việc đăng ký sử dụng với phía nhà cung cấp các loại dịch vụ và chứng từ chữ ký số.
Đăng ký chữ ký số điện tử
Doanh nghiệp in và đặt hóa đơn
- Bước đầu tiên trước khi đặt in hóa đơn thì doanh nghiệp cần gửi Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in lên trên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Trong khoảng thời gian 05 ngày bắt đầu từ ngày nộp đơn, thì cơ quan thuế quản lý sẽ trực tiếp xuống kiểm tra trụ sở và thông báo xem tình hình doanh nghiệp có được đặt in hóa đơn hay là không.
- Cần chuẩn bị những yêu cầu đầy đủ khi cơ quan thuế xuống kiểm tra.
- Thực hiện treo biển của doanh nghiệp tại trụ sở chính:
- Cần có văn bản xác nhận lại quyền sử dụng địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp là hợp pháp.
- Cần có giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp, Thông báo về việc đăng tải mẫu dấu và Dấu tròn.
- Có đầy đủ sổ sách, bàn ghế và những vật dụng khác liên quan; để chứng minh công ty có và đang hoạt động.
- Phải có đầy đủ những hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng cung cấp các dịch vụ để chứng minh công ty đã được hoạt động và có đầy đủ những nhu cầu xuất bán hóa đơn cho khách hàng.
- Cuối cùng là liên hệ và đặt in hóa đơn để doanh nghiệp được đưa vào sử dụng.