Để đảm bảo sức khỏe cho bé thì cha mẹ nên có kiến thức đầy đủ về căn bệnh này. Bao gồm dấu hiệu nhận biết để can thiệp sớm ngăn biến chứng, cách chăm sóc để con nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên là gì?
Đường hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ hô hấp trên có nhiệm vụ lấy không khí bên ngoài, lọc và làm ẩm, làm ấm không khí trước khi đưa tới phổi. Khi bị viêm thì trẻ có thể bị viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, thanh quản…
Hệ hô hấp trong cơ thể con người được xác định bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
Thực tế, bệnh viêm đường hô hấp phổ biến đến mức dù trẻ đang khỏe mạnh cũng có thể dễ dàng cảm lạnh. Đặc biệt là khi các bé đi nhà trẻ hay có tiếp xúc với các bé đang bệnh thì tỷ lệ lây nhiễm càng cao. Khi bị viêm trẻ có thể mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm amygdale, viêm thanh quản, viêm phế quản…
Nguyên nhân viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, phổ biến nhất là nhiễm virus, vi khuẩn. Virus thường gặp là Rhino, Adeno, Corona, virus cúm Parainfluenza, virus hô hấp hợp bào RSV… Vi khuẩn là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, Haemophilus influenzae, phế cầu khuẩn, vài loại nấm…
Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc các bé sinh non, điều trị Corticoid kéo dài… cũng là đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bé dưới 2 tháng tuổi. Ngoài ra, môi trường cũng có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe bé. Ví dụ nhà ở chật hẹp, ẩm thấp, nhiều khói bếp, thuốc lá, vệ sinh kém sẽ khiến trẻ dễ bệnh hơn.
Cách nhận biết sớm viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên chủ yếu là sốt nhẹ, có thể chảy nước mũi, ho, khò khè. Niêm mạc mũi bị sưng viêm và tiết nhiều dịch, trẻ sẽ nghẹt mũi và há miệng thở, quấy khóc và không muốn bú. Diễn tiến bệnh thường như sau:
- Triệu chứng đầu tiên là chảy mũi nước trong suốt, lỏng và ít. Về sau nếu bị bội nhiễm nước mũi sẽ đục hơn, đặc hơn và có màu vàng, màu xanh trong vài ngày kế tiếp.
- Trẻ sốt nhẹ sau đó cao dần, thân nhiệt tăng đến 39 đến 40 độ C.
- Sổ mũi, chảy mũi, dịch nhiều không mủ, không có mùi. Một số trẻ chảy nước mũi thường xuyên 1 hoặc 2 mũi.
- Ho thành cơn, ho khan, ho có đờm.
Một số trẻ sẽ có triệu chứng hiếm gặp khác như khó thở, thở khò khè. Đây thường là dấu hiệu bệnh chuyển nặng. Sau cơn bệnh viêm cấp tính nếu ba mẹ không giúp đỡ hỗ trợ điều trị tích cực thì trẻ có thể chuyển sang viêm mạn tính. Triệu chứng đầu tiên của bệnh mạn tính là rát họng, ho, cuống mũi phì đại nên gây khó thở.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh viêm đường hô hấp trên?
Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh phần lớn là do virus nên không cần điều trị kháng sinh. Cha mẹ cần thực hiện những việc sau:
- Giữ mũi bé thông thoáng: dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi trước khi cho ăn và cho bú.
- Xịt mũi cho trẻ 5-6 lần/ngày.
- Nếu được thì cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, chia nhỏ cữ bú nếu bé khó thở, khóc quấy không bú.
Tình trạng viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh thường chỉ kéo dài 1-2 tuần và đa số sẽ tự khỏi dù không cần uống thuốc. Tuy vậy, cha mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi thường xuyên để kịp thời nhận ra dấu hiệu chuyển nặng.
Mặt khác, đây là những việc cha mẹ cần tránh:
- Tùy tiện cho trẻ uống kháng sinh: kháng sinh không có tác dụng với tác nhân gây bệnh là virus. Chỉ được uống kháng sinh khi có chỉ định bác sĩ trong trường hợp bội nhiễm. Hơn nữa dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây kháng kháng sinh về sau.
- Không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Không dùng quá liều hạ sốt.
- Không dùng thuốc chống ho, thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Không để trẻ nằm sấp khi ngủ, tư thế này chèn ép đường hô hấp làm tăng nguy cơ ngưng thở.
Nhìn chung, viêm đường hô hấp trên với tác nhân virus rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh chăm sóc bé. Bệnh ở trẻ sơ sinh có thể tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng nên cần theo dõi sát để đưa bé đi khám kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, nhất là kháng sinh cho trẻ bạn nhé.