Hòn Đất - Kiên Giang: Bộ chỉ đạo nhưng vụ việc vẫn bế tắc

Huy Hoàng

Trước, chúng tôi đã đăng tải bài viết: “Hòn Đất – Kiên Giang: Cần làm rõ vụ lấy tài sản để trừ nợ của dân”. Để làm rõ thêm nội dung của sự việc, chúng tôi đã có những trao đổi với các cơ quan chức năng huyện Hòn đất xung quanh các quyết định đang gây nhiều thắc mắc đối với người dân trên địa bàn.

Như đã thông tin ở kỳ trước về vụ việc gia đình ông Nguyễn Văn Na bị chủ cho thuê đất thu giữ (máy bơm nước, chẹt, máy phun thuốc, máy xới đất…) làm cho 160 công lúa 02 tháng tuổi thiệt hại ước trên một tỷ đồng. Bài viết đã nêu người chứng kiến sự việc, người được cho là giữ dùm tài sản chiếm giữ, đặc biệt là sự thừa nhận của chủ cho thuê đất là bà Nguyễn Thị Nhị hoàn toàn đúng với diễn biến vụ việc. Tuy nhiên không hiểu sao một số cơ quan liên quan của huyện, tỉnh vẫn cho rằng việc chiếm giữ tài sản của bà Nguyễn Thị Nhị (chủ cho thuê đất) để trừ nợ là đúng với pháp luật.

Theo đó, sau khi sự việc xảy ra gia đình ông Nguyễn Văn Na đã làm đơn tố cáo gửi đến công an huyện Hòn Đất. Qua xác minh, cơ quan quan này ra thông báo số 247/TB-CSĐT ngày 09/09/2015 (trả lời đơn tố cáo gia đình ông Na) cho thấy rất rõ hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của bà Nguyễn Thị Nhị đã đủ yếu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản của người dân. Lẽ ra với chức năng nhiệm vụ của mình thì Công an huyện và Công an tỉnh phải làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải ra sức biện hộ cho hành động sai trái của bà Nhị một cách vô căn cứ trái pháp luật.

 Với hành vi của bà Nhị, lẽ ra phải bị khởi tố tội chiếm giữ trái phép tài sản, thế nhưng cơ quan này lập biên bản tang vật thông báo cho gia đình ông Na đến nhận lại tài sản. Tuy nhiên do tài sản bị chiếm giữ và tài sản giao lại không đủ nên gia đình ông Na không chịu nhận lại.

Đối với cơ quan điều tra công an tỉnh, lẽ sau khi nhận được khiếu nại công dân phải kiểm tra lại hoạt động cơ quan điều tra huyện xem có sai sót bỏ lọt tội phạm không nhưng họ đã không thực hiện hết trách nhiệm của mình mà còn tiếp tục bao che cho việc làm sai của cơ quan cấp dưới, tiếp tục khẳng định: Việc bà Nhị vào lấy tài sản của gia đình ông Na có phối hợp với một số người công tác ở ấp sau đó gửi cho ông Huỳnh Văn Vạng giữ dùm.

Từ những viện dẫn này nên họ đã đưa ra khẳng định việc làm trên không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản và cho rằng vụ tranh chấp này là hành vi dân sự. Đáng chú ý cũng hành vi này bà Nhị đã có sự hậu thuẫn của UBND xã để chiếm giữ hơn 7.000 tấn lúa của gia đình ông Na mới vừa bồi hoàn xong đã được ông Lương Hồng Phát bãi nại. Do vậy việc không khởi tố này của cơ quan điều tra cho thấy có dấu hiệu bao che bỏ bỏ lọt tội phạm rất rõ. Bởi không có quy định nào của pháp luật cho phép người dân phối hợp với chính quyền  được giữ tài sản để trừ nợ.

Bên cạnh đó, thông tin Thông báo của cơ quan điều tra công an huyện cũng cho thấy rằng: Việc thẩm tra xác minh cũng chưa làm rõ những nội dung đơn tố cáo, đặc biệt là những thiệt hại của 160 công lúa 25 ngày tuổi do bà Nhị gây ra. Đồng thời cũng chưa có hướng làm rõ có hay không hành vi chứa chấp tài sản trái phép của ông Huỳnh văn Vạng (Tư Vạng) để xử lý theo quy định của pháp luật.

Để làm rõ xung quanh Thông báo kết luận của cơ quan điều công an huyện Hòn Đất và cơ quan điều tra công an tỉnh Kiên Giang, sau nhiều lần liên hệ, phóng viên mới được ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng Công an huyện Hòn Đất. Ông Thông cho biết: Vụ việc này đã có trả lời cho gia đình ông Na rồi, đã có hướng dẫn cho gia đình theo quy định và vì vụ việc xẩy ra quá lâu nên cơ quan cũng hết trách nhiệm.

Phiếu chuyển đơn của Thanh tra Bộ Công an

Nhận thấy các quyết định có dấu hiệu bao che, bỏ lọt tội phạm, sau hơn 7 tháng kêu cứu tại các cơ quan trung ương, vợ chồng ông Na đã được Thanh tra Bộ công an, VKS nhân dân tối cao tiếp nhận và ban hành công văn yêu cầu các ngành có liên quan ở tỉnh xem xét lại. Tuy nhiên đến nay vụ việc vẫn rơi vào bế tắc để gia đình ông Na lại tiếp tục kêu oan đến nay.  

Phiếu chuyển đơn của Viện Kiểm sát tối cao

Tại tổ 09, ấp Thuận Hòa (Bình Sơn, Hòn Đất), phóng viên gặp ông Huỳnh Văn Vạng (người được cho là giữ dùm tài sản bà Nhị gởi đồ lấy từ gia đình ông Na), thì ông này khẳng định không có nhận giữ dùm tài sản cho của bà Nhị. Ông Vạng còn cho biết thêm 70 bao lúa giống, máy bơm nước, các loại máy móc khác đã bị hư hỏng không còn sử dụng được, một số đã được người nhà bà Nhị lấy về sử dụng…

 Liên quan đến quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, phóng viên  đã liên hệ trực tiếp với Viện trưởng và ông này đã yêu cầu gửi công văn sẽ trả lời. Tuy nhiên khi chúng tôi hoàn thiện thủ tục theo yêu cầu này nhưng hơn 20 ngày qua vẫn không nhận được hồi âm. Để thông tin được khách quan, chúng tôi tiếp tục liên lạc với Viện trưởng và ông này lại cho rằng đã giao cho Viện phó xem xét trả lời. Tuy nhiên đến nay, gần 30 ngày trôi qua nhưng chúng tôi không nhận được bất kỳ thông tin hồi đáp nào.

Theo luật sư Lâm văn Tuyển, VP luật sư tỉnh Bình Dương thì hành vi nêu trên đã vi phạm vào điều 141 và điều 176 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng… theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

Luật sư Đỗ Trọng Linh đoàn luật sư Hà Nội cũng đưa ra quan điểm: Với hành vi trên, pháp luật đều không đòi hỏi tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bao nhiêu trở lên thì mới phạm tội. Quy định của Luật Dân sự 2015 thì: Nếu con nợ vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hai bên có thể thỏa thuận về hướng giải quyết như gia hạn, miễn, giảm lãi... Trường hợp không thương lượng được, chủ nợ có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tú Thanh