Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Đức Nguyên Đường: “Người gieo mầm hạnh phúc”

Thảo Huyền

Sáng 18/10, nhà thuốc Đức Nguyên Đường tổ chức sự kiện 60 năm Bác Hồ về thăm, cũng là 60 năm khai sáng sứ mệnh chữa bệnh cứu người và đóng góp cho nền y học cổ truyền dân tộc.

Từ bao đời nay, Đông y vẫn là phương pháp chữa bệnh được nhiều người tin tưởng bởi những thảo dược từ thiên nhiên lành tính, ít tác dụng phụ mà lại mang đến kết quả bất ngờ. Những nhà thuốc với lịch sử hàng trăm năm trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của nhiều bệnh nhân trên khắp cả nước. Trong số đó, không thể không nhắc đến Đức Nguyên Đường - một nhà thuốc với hai cơ sở ở Hà Nội và Nam Định hiện đang đón tiếp hàng ngàn bệnh nhân mỗi tháng, đặc biệt hơn cả, đây là nhà thuốc đầu tiên và duy nhất vinh dự được Bác Hồ đến thăm vào mùa Xuân năm Canh Tý 1960.

PGS.TS Nguyễn Bá Quang - Phó chủ tịch hội châm cứu Việt Nam, nguyên giám đốc bệnh viện châm cứu trung ương chia sẻ về sự kiện Bác Hồ đến thăm Đức Nguyên Đường

Tại chương trình “Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Đức Nguyên Đường - Người gieo mầm hạnh phúc” diễn ra tại Hà Nội. Tham gia sự kiện có các đại biểu là các chuyên gia chuyên ngành như: PGS.TS Phạm Vũ Khánh – nguyên cục trưởng Cục quản lý Y – Dược Cổ Truyền; PGS Phạm Quốc Bình – Chủ tịch hội đồng trường Học Viện Y dược cổ truyền Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Bá Quang – Phó chủ tịch hội châm cứu Việt Nam… cùng hơn 100 cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.

Nhà họ Bùi tại xã Hải Hậu, Nam Định vốn nổi tiếng với nghề y cha truyền con nối từ lâu. Nhưng phải đến đời lương y Bùi Xuân Bổng, danh tiếng của dòng họ mới nức nở vang xa khắp mọi miền. Bệnh xương khớp lâu ngày không khỏi, bệnh gan, bệnh hô hấp, và đặc biệt hiếm muộn vô sinh đều cải thiện rõ rệt sau khi dùng thuốc của cụ. Bệnh nhân mến lương y Bùi Xuân Bổng không chỉ vì cụ có y thuật cao siêu, mà còn bởi tấm lòng “lương y như từ mẫu”, luôn cẩn thận, tỉ mỉ và đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu.

“Tiếng lành đồn xa”, người đến tìm cụ Bổng xin chữa bệnh ngày một đông. Để tạo điều kiện cho nhiều người đến khám chữa bệnh, cụ Bổng mở một nhà thuốc tại phố Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đặt tên Đức Nguyên Đường. Lấy chữ “Đức” làm tôn chỉ hành nghề.

Nhiều đại biểu cùng các cặp vợ chồng hiếm muộn đến tham gia sự kiện

Đêm 30 Tết năm 1960, Đức Nguyên Đường vinh dự được Bác Hồ đến thăm và chúc Tết. Cụ Bổng không khỏi xúc động khi nghe những lời dặn dò của Bác: “Cố gắng giữ gìn nghề Đông y gia truyền, và làm sao đóng góp vào sự phát triển của cả ngành Đông y.”

Lời dặn dò năm ấy vẫn luôn khắc ghi trong tâm, cụ Bùi Xuân Bổng mang theo những tinh hoa của Đông y truyền dạy cho con cháu từ đời này qua đời khác.

Trải qua bao thăng trầm đi cùng lịch sử đất nước, đến nay, Đức Nguyên Đường được tiếp quản bởi Bác sĩ Bùi Đức Trọng, truyền nhân đời thứ 8 dòng họ Bùi, với hai cơ sở khám chữa bệnh tại xã Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định và Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.

Luôn đau đáu làm sao phát triển Đông y, cải tiến quy trình sản xuất thuốc, bác sĩ Bùi Đức Trọng ngày đêm nghiên cứu cho ra mắt những sản phẩm chất lượng, vừa tiện lợi, dễ sử dụng mà lại phát huy tối đa hiệu quả từ các vị thuốc cổ truyền. Đặc biệt trong đó, những bài thuốc chữa trị vô sinh, hiếm muộn đã mang đến kết quả vô cùng bất ngờ cho hàng trăm ngàn cặp vợ chồng hiếm con trên cả nước.

Hình ảnh những thiên thần đáng yêu đang chơi đùa trong túi ối người mẹ, những sinh linh bé nhỏ cất tiếng khóc chào đời trong giọt nước mắt vỡ òa của những cặp vợ chồng mong con là thành quả, là “trái ngọt” cho biết bao nỗ lực của người bác sĩ.

Đại diện nhà thuốc Đức Nguyên Đường, Bác sĩ Bùi Đức Trọng cho biết: “Năm 2020 đánh dấu sự kiện 60 năm Bác Hồ về thăm, cũng là 60 năm khai sáng sứ mệnh chữa bệnh cứu người và đóng góp cho nền y học cổ truyền dân tộc, Đức Nguyên Đường mong muốn có thể giúp đỡ được nhiều hơn nữa các cặp vợ chồng hiếm muộn hơn, cung cấp cho họ những kiến thức hữu ích về sinh sản, thắp lên hy vọng trong hành trình kiếm tìm nụ cười trẻ thơ.”

Nguyên Mạnh