Vị thuốc trong truyền thuyết cứu vạn người ngày nay
Trao đổi với phóng viên báo Gia đình & pháp luật, lương y Triệu Thị Bình tiết lộ rằng, đồng bào dân tộc Dao ở đây có nhiều kinh nghiệm quý trong việc sử dụng cây cỏ sẵn có trong rừng, trên nương rẫy nhằm nâng cao sức khỏe, thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ chữa trị các bệnh mãn tính thường gặp,... Một trong số các kinh nghiệm quý đó không thể không kể đến cây thuốc dây gắm và kinh nghiệm cô nấu dây gắm thành “cao lá” dùng cho hỗ trợ điều trị bệnh guot của người dân tộc Dao nơi đây đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước.
Lương y Triệu Thị Bình
Trong cuộc đàm đạo về kiến thức y khoa các vị cây cỏ ở vùng núi Ba Vì, lương y Bình kể chuyện rằng, ngày xưa có một vị vua trong khi đi vi hành kiểm tra tình hình đời sống nhân dân, một hôm vì qua một bản làng ngựa xe không đi được vua phải đi bộ vài dặm, khi dừng chân ở một bản làng nọ, nhà vua không tài nào đi được nữa vì hai đầu gối của ngài đau nhức không thể cất bước.
Có một già làng người Dao tới cầu kiến và tặng nhà vua một gói thuốc đã sao chế và bảo ngự y sắc cho vua uống. Ở nơi hoang vu này các ngự y cũng bó tay bởi cơ số thuốc mang theo đã hết đành cho nhà vua uống thứ thảo dược dân dã này. Lạ kỳ thay chỉ uống vài bát thuốc là hai đầu gối của ngài đã hết đau nhức và có thể tiếp tục đi được.
Vua mời già làng tới cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Già làng thưa dân địa phương gọi là dây gắm. Vua bảo vị thuốc quý như vậy nên phổ biến cho mọi người cùng biết mà dùng. Ta muốn đặt cho nó cái tên nghe sang hơn để mọi người thêm quý trọng. Không cần suy nghĩ nhiều ngài đặt cho vị thuốc là Vương Tôn đằng bởi nó đã chữa khỏ bệnh cho nhà vua. Từ đó dây gắm mang một cái tên vương giả như vậy đó.
Còn theo gia phả của lương y Triệu Thị Bình, dây gắm hay còn gọi là dây sót, dây mấu hay là cây vương tôn, người Dao gọi là co khau muối. Dây mọc hoang ở các vùng rừng núi cao Ba Vì, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La… Là thân dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá hình trái xoan, thuôn dài. Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón, cây ra hoa vào tháng 6-8, có quả tháng 10-12. Dây Gắm mọc hoang ở các vùng rừng núi cao, đặt biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc,… Rễ và dây thu hái, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Theo y học cổ truyền thì dây gắm có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.
- Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, hỗ trợ chữa trị phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (như sơn ăn da, ngộ độc,…).
- Lá gắm giã để đắp vào vết thương do rắn cắn.
- Dây gắm cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét, rễ cây còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều,...
Ngay từ xa xưa, người Dao ở Ba Vì đã thu hái dây gắm mọc hoang trong rừng, trên nương đem về cô nấu thành cao dùng cho hỗ trợ điều trị các bệnh về khớp, đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gout).
Cam gắm chiết xuất từ dây rễ cây gắm: có vị đắng ngọt, tính bình, mùi thơm dịu của thảo dược, là vị thuốc quý cho các bệnh về xương khớp, gout. Y học hiện đại với nhiều nghiên cứu dược lý cũng chỉ rõ: cao gắm bổ can thận, giúp tiêu viêm, có tác dụng giảm đau tự nhiên, làm giảm đau nhức xương khớp. Các thành phần chiết xuất từ dây gắm giúp hoạt huyết, giải độc, tăng cường chuyển hóa lợi tiểu giúp đào thải acid uric trong máu.
Giải cứu dây Gắm giúp cả vạn bệnh nhân xương khớp
Thực tế hiện nay dây gắm ngày càng hiếm (ở Lục Yên chỉ còn rất ít trong rừng già hoặc trên các dãy núi đá cao hoặc một số ít dây mọc trên nương trong bản được người dân giữ lại lấy dây làm thuốc dùng dần), để đủ nguyên liệu cho nấu một nồi cao gắm người nấu cao phải bỏ ra cả tuần, có khi cả tháng lên rừng tìm và thu hái dây.
Cao gắm dùng cho người bị khớp, gout
Đồng thời, thực trạng cao gắm thật – giả lẫn lộn được bán trôi nổi trên thị trường đã khiến nhiều người bệnh tự mua cao gắm về ngâm rượu uống để mong có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy dây gắm mọc ở độ cao khác nhau và thu hái trong các mùa khác nhau có sự khác biết lớn về hàm lượng hoạt chất. Do đó thu hái không đúng vùng, không đúng mùa thì dây không có tác dụng chữa bệnh.
Trước thực trạng này, làng nghề thuốc Nam người Dao đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng thông qua thu gom ở các địa phương trên cả nước cùng với việc trồng, bảo tồn dây gắm trên các núi đá vôi ở trong bản người Dao. Từ nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định đó kết hợp với kinh nghiệm cô nấu cao bí truyền, trải qua quy trình được kiểm định an toàn bởi Bộ y tế - cục vệ sinh an toàn thực phẩm, chính là lý do để cao gắm do Liên minh Hợp tác xã dịch vụ thuốc Nam Ba Vì sản xuất trở thành lựa chọn uy tín và an toàn cho người bệnh.
Thế nhưng, với việc các cánh rừng đang cạn kiệt, thảo dược quý đang dần cạn kiệt, trước những thực trạng đó vấn đề cấp bách đặt ra ở đây là làm thế nào để vừa bảo tồn và phát triển được cây thuốc quý dây gắm là vấn đề đang được chính quyền và bà con làng nghề thuốc Nam Ba Vì coi trọng.
Theo lương y Bình cho biết, hiện tại, song song với việc thu gom dây gắm trong bản, hướng dẫn bà con cách khai thác để lại các gốc mầm giúp cho cây có điều kiện được tái sinh và cũng là giúp cho bà con có thêm được thu nhập ở những lần khai thác kế sau.
Sau một thời gian nghiên cứu, trồng thử nghiệm, lương y Bình và nhiều lang y ở làng nghề thuốc Nam người Dao Ba Vì đã ươm trồng thành công những lứa dây gắm dược tính cao phát triển dưới tán rừng, trên các mỏm núi đá ở rừng quốc gia Ba Vì. Lương y Bình cũng cho biết thêm, sở dĩ bài thuốc chữa xương khớp, trong đó có Cao gắm của bà uy tín, tốt hơn các lương y khác bởi bà chau chuốt, đầu tư gieo trồng, nhân giống cây thuốc quý này.
Theo tìm hiểu của Đời sống & pháp luật, thời gian này, rất nhiều báo, trang mạng xã hội đăng tải về các lương y chữa bệnh xương khớp nhưng lại khiến người bệnh mất niềm tin. Nên khi bài thuốc chữa các bệnh xương khớp mãn tính của Lương y Triệu Thị Bình được người bệnh trong khắp cả nước chứng minh là hiệu quả, giúp nhiều người thoát chết, thoát cảnh cư chân, cưa tay, biến chứng... Báo Gia đình & pháp luật thông báo chỉ duy nhất số điện thoại đăng trên báo Gia đình & pháp luật, Đời sống & pháp luật là số chính của lương y Bình, hai số điện thoại này được giao cho con, cháu của lương y Bình tư vấn và bán thuốc, ngoài ra đều là giả mạo. Bạn đọc gọi điện để tư vấn, lấy thuốc của lương y Triệu Thị Bình qua số: 0982. 749. 646 – 0981 096 720 |
Còn tiếp…