Loại hạt "nhỏ nhưng có võ" là "vua" dưỡng thận, kiểm soát đường huyết hiệu quả

Biên tập viên

Loại hạt này là nguồn dinh dưỡng có chứa dưỡng chất tryptophan, lignan, lysine, valine, tyrosine cùng chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega-3.

Do không phổ biến như các loại hạt khác nên nhiều người sẽ thắc mắc hạt lanh là hạt gì? Hạt lanh là hạt của cây lanh, hạt nhỏ, có màu vàng hoặc màu nâu. Mọi bộ phận của cây lanh đều có công dụng riêng như sợi lanh để làm vải lanh và dây thừng, còn hạt lanh được dùng để làm dầu lanh.

Mỗi thìa bột hạt lanh (khoảng 7g) có chứa: 37.4 calo, 1.28g protein, 2.95g chất béo, 2.02 g carb, 1.91 g chất xơ, 17.8 mg canxi, 27.4 mg magie, 44.9 mg phốt pho, 56.9 mg kali, 6.09 mcg folate, 45.6mcg zeaxanthin và lutein. Ngoài ra, mỗi thìa hạt lanh còn có rất nhiều loại vitamin và khoáng chất nhưng số lượng không đáng kể. Loại hạt này còn là nguồn dinh dưỡng có chứa dưỡng chất tryptophan, lignan, lysine, valine, tyrosine cùng chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega-3.

Ngày nay, hạt lanh thường có sẵn ở dạng hạt, dầu, viên nang, viên nén và bột mì. Mọi người sử dụng hạt này như một chất bổ sung ở chế độ ăn uống để ngăn ngừa tiểu đường, cholesterol cao, táo bón, bệnh tim, ung thư và một số bệnh khác.

Mọi người sử dụng hạt này như một chất bổ sung ở chế độ ăn uống để ngăn ngừa tiểu đường, cholesterol cao, táo bón, bệnh tim, ung thư...

Mọi người sử dụng hạt này như một chất bổ sung ở chế độ ăn uống để ngăn ngừa tiểu đường, cholesterol cao, táo bón, bệnh tim, ung thư...

Tốt cho thận

Đường huyết cao theo thời gian có thể gây tổn thương thận. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như hạt lanh là cách giữ cho lượng glucose (đường) ổn định và thận khỏe mạnh. Chất xơ này giúp duy trì lượng đường trong máu, hai thìa hạt lanh xay chứa gần 4 g chất này. Rắc một ít vào sinh tố hoặc bánh nướng là cách để thưởng thức hạt lanh.

Giúp làn da và tóc khoẻ mạnh

Các chất béo ALA trong hạt lanh có lợi cho da và tóc bằng cách cung cấp chất béo thiết yếu cũng như vitamin B có thể giúp giảm khô da và tóc. Nó cũng có thể cải thiện các triệu chứng của mụn trứng cá, trứng cá đỏ và eczema. Dầu hạt lanh là một lựa chọn tuyệt vời vì nó có nồng độ cao hơn các chất béo lành mạnh. Bạn có thể mất 1-2 muỗng canh làm ẩm da và tóc. Nó cũng có thể được trộn với các loại tinh dầu và sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm da tự nhiên.

Hạ huyết áp

Thường xuyên dùng hạt lanh có thể giảm trị số huyết áp xuống 2mmHg nhờ đó mà giảm nguy cơ đột quỵ đến 14% và nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên đến 6%.

Kiểm soát đường huyết

Hạt lanh kiểm soát tốt lượng đường huyết và giảm tình trạng đề kháng insulin - yếu tố chính gây nên tiểu đường type 2. Điều này có được là nhờ hàm lượng chất xơ lớn mà loại hạt toàn năng này sở hữu, nó làm chậm hấp thu thức ăn và ngăn cản hấp thu ồ ạt carbohydrate vào trong máu làm đường huyết tăng lên.

Cải thiện hệ tim mạch

Hạt lanh rất giàu acid béo Phytosterol và omega-3 - chất có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch. Đặc biệt omega-3 nằm trong nhóm chất béo lành mạnh với khả năng kháng viêm mạnh và Phytosterol có khả năng cạnh tranh hấp thu với cholesterol ở ống tiêu hóa.

Những điều này sẽ làm tăng hàm lượng chất béo lành mạnh đồng thời hạn chế chất béo xấu để hệ tim mạch được bảo vệ tốt hơn. Việc dùng hạt lanh sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol trọng lượng phân tử thấp cùng chất béo toàn phần của cơ thể.

Hạt lanh rất giàu acid béo Phytosterol và omega-3 - chất có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.

Hạt lanh rất giàu acid béo Phytosterol và omega-3 - chất có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.

Kiểm soát một số bệnh ung thư

Hạt lanh có chứa các hợp chất chống ung thư gồm polyphenol và lignans, có tác dụng kiểm soát một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Lignans, có cả chất chống oxy hóa và estrogen thực vật, giúp thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố. Ở trong thế giới thực vật, hạt lanh là nguồn lignans cao nhất vì chứa lượng lignans hơn 75 đến 800 lần so với các loại thực phẩm thực vật khác.

Giảm cân

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy hạt lanh và quả óc chó có thể cải thiện bệnh béo phì và hỗ trợ giảm cân. Thêm một vài muỗng cà phê hạt lanh nghiền vào súp, sa lát, hoặc sinh tố như là một phần của kế hoạch giảm cân của bạn.

Ngăn ngừa táo bón

Hạt lanh giàu chất xơ nên thường xuyên sử dụng sẽ phòng chống táo bón hiệu quả. Trong 7g hạt lanh xay có 2g chất xơ hòa tan và không hòa tan nên sẽ làm tăng khối lượng phân, điều hòa hoạt động của ống tiêu hóa,... nhờ đó mà ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Cũng chính hàm lượng chất xơ cao của hạt lanh khiến cho hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm hơn nên tạo được cảm giác no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn và duy trì sự ổn định của đường huyết. Đối với bệnh nhân tiểu đường và người cần giảm cân thì điều này rất quan trọng.

Giảm chứng bốc hỏa ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Một số nghiên cứu cho thấy hạt lanh có thể làm giảm tính nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học này còn chưa được xác nhận rõ ràng.

Hạt lanh có thể hạn chế bớt tác động xấu từ việc tiếp xúc với tia bức xạ.

Hạt lanh có thể hạn chế bớt tác động xấu từ việc tiếp xúc với tia bức xạ.

Giúp sức khỏe tiêu hóa

Có lẽ những lợi ích hạt lanh lớn nhất đến từ khả năng của nó để thúc đẩy tiêu hóa. Các ALA trong hạt lanh có thể giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và duy trì sức khỏe tiêu hóa. Nó đã được chứng minh là mang lại lợi ích cho những người bị bệnh Crohn hoặc các bệnh tiêu hóa khác, vì nó có thể giúp giảm viêm ruột.

Hạn chế tác động xấu của tia bức xạ

Nghiên cứu được thực hiện năm 2013 chỉ ra rằng hạt lanh có thể hạn chế bớt tác động xấu từ việc tiếp xúc với tia bức xạ. Theo đó, chuột tiêu thụ lignans (thành phần có nhiều trong hạt lanh) có mức độ tổn thương, viêm và sống sót tốt hơn sau khi tiếp xúc phóng xạ so với chuột không dùng lignans. Vì thế hạt lanh trở thành thực phẩm hữu dụng với người đang phải tiếp xúc với môi trường có tia bức xạ: xạ trị, chụp X-quang,...