Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

Cấu trúc và chức năng của móng tay, chân

Móng là một dạng biến đổi của da, được cấu tạo bởi một lớp keratin cứng chắc phát triển từ biểu bì phần mặt lưng của các ngón tay và ngón chân. Móng có chức năng bảo vệ, giúp mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị tổn thương, đồng thời chúng còn có tác dụng tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, chân. 

Bên cạnh đó, nó còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tấn công, đồng thời móng cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi sức khỏe của móng tay cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

Đôi khi sức khỏe của móng tay cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

Thành phần móng

Móng có cấu trúc tương tự như lớp sừng của da, hình thành nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào keratin tạo nên lớp cứng chắc. So với lớp sừng, móng có nồng độ chất béo thấp hơn từ 0,15-0,75%, nồng độ lưu huỳnh khoảng 3%, cao hơn lớp sừng.

Khác với xương, calci không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của móng. Vào tháng tư của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành móng trên các ngón. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người.

Cấu trúc móng

Móng gồm có  3 lớp:

  1. Đĩa móng (nail plate): cấu tạo bởi lớp sừng, phát triển liên tục suốt đời, có màu hồng vì nằm trên giường móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
  2. Giường móng (nail bed).
  3. Mầm móng (ventral matrix): nơi tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng.

Các dấu hiệu mắc bệnh khi móng tay, chân thay đổi khác thường

Thay đổi màu móng

Móng tay vàng là một triệu chứng thường gặp ở những người bị nấm móng tay. Khi bị nấm móng, bên cạnh việc ố vàng, móng tay của bạn cũng sẽ ngày càng dày hơn. Ngoài ra, móng tay màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến.

Móng màu xanh hoặc nâu xám, có thể thiếu hụt vitamin B12 - loại vitamin thiết yếu có vai trò giữ cho các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và tạo ra DNA. 

Những đốm trắng trên móng tay có thể là do thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất là những yếu tố rất quan trọng đối với da, tóc và móng tay. Nếu bị thiếu hụt những chất thiết yếu này, đặc biệt là vitamin, canxi và kẽm, trên móng tay của bạn có thể xuất hiện những đốm màu trắng. Trong một số trường hợp, tình trạng xuất hiện những đốm trắng trên móng tay còn là do các bệnh lý về gan thận gây ra.

Móng tay chân giòn, dễ gãy

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất sắt, biotin, canxi có thể khiến móng tay giòn, gãy. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là móng tay giòn. Các nguyên nhân khác bao gồm rửa tay hoặc khử trùng thường xuyên‌, lão hóa, các sản phẩm làm móng‌ chứa axeton...‌ Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do móng tay bị hư hại do hóa chất và các chất tẩy rửa thường xuyên.

Ngoài ra, một số bệnh khác có thể khiến móng tay dễ gãy, chẳng hạn như bệnh nấm móng tay hoặc bệnh tuyến giáp. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sụt cân và gây ra nhiều bất thường ở các cơ quan khác.

Móng tay dẹt hoặc lõm hình thìa

Thiếu sắt hoặc vitamin C có thể gây ra móng tay lõm hình thìa. Ban đầu, móng có vẻ dẹt, sau một thời gian, vết lõm bắt đầu hình thành và móng có hình chiếc thìa. Điều trị tình trạng thiếu sắt hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, vitamin C có thể cải thiện vấn đề ở móng tay.

Móng tay chân có sọc trắng dọc

Tình trạng móng tay có sọc, cơ thể có khả năng bị thiếu những chất sau: protein va kẽm, vitaminA, sắt.

Ngoài việc thiếu chất, móng tay có sọc còn có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm liên quan đến thận, gan. Nếu tình trạng móng tay thành đường dọc trong thời gian dài và không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên cảnh giác với các vấn đề về chức năng gan, thận.

Móng tay nham nhở

Đầu móng tay bị lởm chởm, nham nhở thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay thường xuyên. Do thói quen xấu này mà móng tay bị hư hại, dẫn đến tình trạng móng tay nham nhở. Ngoài ra, móng tay nham nhở còn gặp trong một số bệnh về móng như nấm móng.

Hầu hết mọi người không quá chú ý đến móng tay vì họ không nghĩ rằng nó quan trọng.

Hầu hết mọi người không quá chú ý đến móng tay vì họ không nghĩ rằng nó quan trọng.

Lời khuyên của bác sĩ

Hầu hết mọi người không quá chú ý đến móng tay vì họ không nghĩ rằng nó quan trọng. Khi móng tay có sọc trắng dọc có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta có điều gì đó không ổn. 

Để có bộ móng tay khỏe mạnh và nhanh hồi phục sau tổn thương, bạn cần lưu ý những mẹo chăm sóc như:

  • Masage móng tay hàng ngày với một lượng nhỏ gel và dụng cụ chuyên đánh bóng móng tay. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tẩy tế bào chết và nuôi dưỡng lớp biểu bì xung quanh móng.
  • Trước khi sơn móng, hãy thoa một ít kem dưỡng ẩm lên móng và để khô trước khi sơn. 
  • Không nên dùng dụng cụ cắt tỉa móng bằng kim loại, nhất là người có móng giòn, dễ gãy. Thay vào đó, hãy dùng dũa móng tay và dũa theo một hướng nhất định.
  • Đeo găng tay để bảo vệ bộ móng khi làm việc nhà hoặc phải tiếp xúc với chất tẩy rửa.