Nợ chồng nợ, người cho vay thành con nợ

Ngọc Anh

Để trở thành con nợ là điều rất dễ dàng, nhưng từ chủ nợ lại thành con nợ là điều khiến nhiều người ngạc nhiên.

Để trở thành con nợ là điều rất dễ dàng, nhưng từ chủ nợ lại thành con nợ là điều khiến nhiều người ngạc nhiên.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của các cá nhân tổ chức nói riêng hết đều sức khó khăn sau đại dịch Covid-19. Việc huy động vốn để phát triển kinh tế trong đầu tư sản xuất và buôn bán của nhiều cá nhân không mấy dễ dàng trong giai đoạn này. Do đó, nhiều người đã tìm đến việc vay mượn để đầu tư làm ăn rất phổ biến. Có người cho rằng “phi thương bất phú” cứ buôn bán chắc chắn là lãi.

doi

Cho vay khi không có các căn cứ pháp lý sẽ dẫn đến những hệ lụy

Nhưng trong thời điểm đại dịch, việc giãn cách xã hội trong một thời gian dài khiến việc buôn bán của nhiều người bị hạn chế dẫn đến nguồn thu nhập không ổn định thậm chí còn buôn bán bị lỗ là điều bình thường. Từ đó, nguồn vốn đầu tư cho việc buôn bán sau khi đi vay bị cạn kiệt dẫn đến việc trả lại suất cho bên vay rất khó khăn.

Điển hình là trường hợp của chị Lan kinh doanh chuỗi dịch vụ hàng ăn và cafe là một ví dụ. Vào thời điểm cuối năm 2019, để đầu tư kinh doanh vào chuỗi nhà hàng dịch vụ ăn uống, chị Lan đã vay mượn anh em, bạn bè để có vốn đầu tư sửa sang vào nhà hàng, với tổng số vốn vay mượn lên đến gần chục tỉ đồng.

Chị Minh là một trong số người cho chị Lan vay tiền, vì tin tưởng những lời hứa hẹn là bạn bè thân thiết nên chị đã đem tiền tiết kiệm của mình cho vay thậm chí để cho vay nhiều hơn, chị Minh đã đứng tên vay mượn thêm để cho chị Lan vay mà không có giấy tờ đảm bảo.

Nhưng sau khi đi vào hoạt động thì dịch Covid -19 bùng phát và phải giãn cách xã hội đúng địa điểm nhà hàng chị Lan đã mở nên đã phải đóng cửa. Vào thời gian này nguồn thu kinh tế của chị không có nên không thể trả lãi vay tiền vốn đầu tư. Lãi mẹ đẻ con là tình trạng hiện giờ chị gặp phải.

Cầm cự được một năm sau, chị tuyên bố vỡ nợ với số tiền vay mượn gần chục tỉ đồng và không có khả năng chi trả. Những nạn nhân là những người cho chị Lan vay trong đó có chị Minh dùng đủ lời lẽ đòi người này trả nợ. Không ngờ, không những không trả tiền mà chị Lan lại trở mặt, ngang nhiên tuyên bố không trả tiền và thách thức nạn nhân muốn làm gì thì làm khiến người cho vay có nguy cơ mất trắng số tiền đã cho mượn, thậm chí mất cả tình nghĩa bạn bè.

Đỉnh điểm của sự việc, vì dịch bệnh không đi làm được chị Minh không còn tiền trả lãi. Chị rơi nào nợ nần và vay chỗ nọ trả vào chỗ kia, cuối cùng chị phải cầm cố căn nhà có giá trị tài sản duy nhất của mình để trả nợ. Sau sự việc này, chị đã từng nghĩ sẽ tìm đến các nhóm đòi nợ thuê để cầu cứu họ đòi nợ giúp mình. Nhưng nhiều người đã khuyên chị không nên làm vậy vì sẽ vướng vào vòng lao lý nếu có xô xát sảy ra, người thiệt thòi sẽ là bản thân chị, còn về con nợ là chị Lan vẫn nhởn nhơ sau khi tuyên bố phá sản.

Tình trạng “Vay mười không trả nổi một” khiến cả chủ nợ của chị Minh điêu đứng. Khi gặp trường hợp như chị Minh nhiều mối vay phải dùng các cách khác nhau để thu hồi vốn.

Theo lời khuyên của các luật sư và chuyên gia, trong những trường hợp này thì chị Minh có thể đâm đơn ra toà dân sự để kiện chị Lan và các đầu mối cho chị Lan vay nợ cũng có thể làm như thế với chị Lan.

Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự thì công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Như vậy, bạn có thể gửi đơn tố cáo hành vi của của đói tượng vay nợ đến các cơ quan nêu trên, kèm theo các tài liệu, chứng cứ có liên quan để đề nghị khởi tố vụ án nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.