Giới thiệu về phố người Hoa
Khu phố người Hoa tại Sài Gòn
Các cửa hàng ở Chợ Lớn đa số dùng song ngữ Việt - Hoa trên biển hiệu |
Khu phố Chợ Lớn là nơi sinh sống của đông đảo người Hoa, nằm ven kênh Tàu Hủ trải dài từ Quận 5 đến Quận 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1865, Con phố Chợ Lớn được thành lập theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ. Đến năm 1930, khu Chợ Lớn được sát nhập vào với Sài Gòn, giáp nhau tại đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật hiện nay. Vào năm 1952, Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn và khoảng 4 năm sau, khu phố có tên chính thức như hiện nay là Đô thành Sài Gòn.
Khu phố người Hoa bao gồm các khu vực quận 5,6 và quận 11, tuy nhiên khu vực sầm uất nhất và được nhiều người biết đến nhất chính là tại quận 5.
Hẻm Hào Sĩ Phường tại quận 5 @lai.france
Những địa điểm tham quan văn hoá Trung Hoa hấp dẫn tại khu phố Chợ lớn
2.1. Hội quán Hà Chương
Cái tên Hội quán Hà Chương được nhiều người biết tới nhất, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn được gọi là Hội quán Hương Châu, chùa Ông Hược hay chùa Bà Hà Chương. Trước kia, những người Hoa gốc phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến đã xây dựng Hội quán để làm nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng.
Toạ lạc số 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội quán Hà Chương đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia của Việt Nam vào năm 2001. Nơi đây ước tính được ra đời từ khoảng đầu thế kỷ 18 trở về trước.
Diện tích khuôn viên của Hội quán khoảng 1.500 mét vuông, khoảng sân phía trước rộng gần 300 mét vuông. Đây là một công trình độc đáo, là sự kết hợp của điêu khắc gỗ, gạch ngói và đá, bộ khung chịu lực bằng gỗ hoặc đán, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh, theo kiến trúc của đền miếu cổ Trung Hoa.
Nhìn một cách tổng thể, mặt bằng kiến trúc của Hội quán đây gồm 3 gian nhà nằm ngang tạo thành tiền điện, chính điện và hậu điện. Bên cạnh 2 phương còn có 2 dãy nhà nằm dọc gồm tả điện và hữu điện tạo thành một công trình kiến trúc khép kín. Mặc dù vậy, nhưng khi du khách vào Hội quán sẽ không có cảm giác chật chội mà vẫn thấy thoáng đãng, bởi giữa các toà nhà đều có sân thiên tỉnh hoặc hành lang thông hương.
Hội quán Hà Chương
Tiền điện của Hội quán là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Hộ pháp. Tiến sâu vào chính điện du khách sẽ thấy ba gian thờ: gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, hai bên là thờ Chúa Sanh nương nương và Phước Đức chính thần ( Ông Bổn ). Khu vực Tả điện và hữu điện thờ Bồ Tát Quan m và nhiều vị thần khác như Quan Ông ( Quan Thánh Đế Quân, Tề Thiên Đại Thánh, Bao Công,...
Nét đặc sắc nhất ở hầu hết các ngôi chùa phải kể đến đó là phần mái nhà. Phần dáng mái của quán Hà Chương mang nét đặc trưng của kỹ thuật tạo hình người Hoa Phúc Kiến với các đỉnh mái võng xuống, các đầu đao, đầu đỉnh mái cong vút như một con thuyền. Không phải toà nhà nào cũng trang trí lớp mái giống nhau, mỗi toà, mỗi gian nhà đều có một lớp mái riêng độc đáo. Các lớp mái được lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh, trên mái nhà đều có các mãng tượng trang trí rất công phu. Đặc biệt là phần mái của tiền điện được trang trí cầu kì hơn bao gồm tượng binh tướng, rồng, phượng, các mô hình toà thành lớn nhỏ,.. rất hài hoà mà sinh động.
Đặc trưng nhất trong kiến trúc Hội quán Hà Chương chính là cặp cột đá nguyên khối đặt tại cột hiên và một cặp cột đá đặt dưới đầu mái chính điện. Theo nhận định của giới chuyên gia, đây được xem là những tác phẩm nghệ thuật có một không hai của Việt Nam. Hai cặp đá đều được chạm trổ thế rồng uốn dài quanh cột, trên lưng chở bốn vị trong Bát tiên, đế cột hình lục giác, chạm nổi hình mai - điều, nho - sóc,...
Du khách có thể đến hành hương vào các ngày Rằm, Mùng 1 hay các ngày lễ Tết. Hội quán Hà Chương hàng năm có hai lễ lớn là lễ Vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3 m lịch và cúng cô hồn ngày 9/7 m lịch.
2.2. Tam Sơn Hội Quán
Tam Sơn Hội Quán
Toạ lạc tại 118D Triệu Quang Phục, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn. Vào năm 1839 dưới thời vua Minh Mạng, nơi đây được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa kiều gốc Phúc Kiến.
Ban đầu, Hội quán là nơi thờ Kim Huệ Thánh Mẫu ( Bà chúa Thai Sanh ), bởi vậy nơi đây trở thành địa điểm cầu tự của những gia đình hiếm muộn với lòng thành kính. Nhưng sau này, Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ chính tại hội quán, Kim Huệ Thánh Mẫu được đưa sang một bên, bên còn lại là Phước Đức Chánh thần. Quan niệm của người Hoa cho rằng, Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị nữ thần có tài phép thần thông phù trợ cho người đi biển. Các thuyền viên khi có thuyền bè bị nạn ngoài biển, thường đến đây để gọi vái bà. Bên cạnh đó, chùa Tam Sơn cũng thờ các ban thờ Quan m, Ngọc Hoàng, Tam Thanh, Quan Công, Thần Tài m Phủ, Thái Tuế Long Vương,...
Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng Hội quán Tam Sơn vẫn giữ được những nét kiến trúc gốc huy hoàng của mình. Ngôi chùa sở hữu kiến trúc đặc trưng của người Trung Hoa, do vậy nơi đây vừa có nhiều giá trị lịch sử, vừa có giá trị về văn hoá, hàng năm thu hút du khách thập phương đến thăm quan và hành hương cầu khấn.
2.3. Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu
Được khởi công xây dựng vào năm 1760, Chùa Bà Thiên Hậu còn có tên gọi là Chùa Bà Chợ Lớn ( theo cách gọi của người Việt ), người Hoa thì gọi là Phò Miếu tức Miếu Đức Bà, đây cũng được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa gốc Việt, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Bà Thiên Hậu nằm ở khu trung tâm người Hoa tại Sài Gòn thời bấy giờ. Ngày nay, chùa toạ lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Kiến trúc đặc trưng của mang nét truyền thống người Trung Hoa, nhất là phần lợp mái. Mặt trước của phần mái có chấm phá vài nét phù điêu bằng gốm sứ, biểu tượng nét văn hoá, tín ngưỡng người Hoa như: cá chép hoá rồng, Lưỡng Long Tranh Châu và các bức phù điêu khác.
Xét về tổng thể, chùa Bà Thiên Hậu có 4 dãy nhà liên tiếp, trong đó 3 dãy cuối là Tiền điện, Trung điện, Hậu điện và ngăn cách giữa các gian nhà đều có Giếng trời hay còn gọi là Thiên Tĩnh, tạo cho tổng thể không gian hài hoà, thoáng đãng.
Bước vào tiền điện, du khách sẽ thấy Phúc Đức Chánh thần được thờ bên phải, bên trái thờ Môn Quan Vương. Tại đây, truyền thuyết về Bà Thiên Hậu đang hiển linh trên sóng nước cũng được ghi lại trên bia đá cổ. Tại trung điện, một bộ lư có 5 món hay còn gọi là ngũ sự ra đời vào năm 1886 cũng được trưng bày tại đây. Tiến sâu vào chính điện - Thiên Hậu Cung , du khách sẽ thấy tượng thờ Thánh Mẫu Thiên Hậu đặt ngay chính giữa, hai bên thờ Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương.
Tại đây cũng diễn ra lễ hội Vía Bà ( ngày 23/3 m lịch ), một trong những ngày hội lớn của người Việt gốc Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi ngày chùa Thiên Hậu đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước tham quan và cúng bái, ngoài ra đây cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ đến để cầu duyên.
2.4. Miếu Nhị Phủ
Miếu Nhị Phủ
Cuối thế kỷ 17, nhiều người Hoa hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến vào vùng Đề Ngạn ( khu vực Chợ Lớn ngày nay ) để sinh sống và lập nghiệp nên họ đã xây dựng nên ngôi miếu tên là Nhị Phủ để thờ cúng, sinh hoạt tín ngưỡng và giữ gìn phong tục tập quán Trung Hoa. Bởi thế, Miếu Nhị Phủ trước đó còn có tên gọi là Hội Quán Nhị Phủ, ngày này người dân Chợ Lớn thường gọi với cái tên là chùa Ông Bổn - một vị thần bảo vệ đất đai và con người. Vào năm 1998, Miếu Nhị Phủ được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Văn Hoá Lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.
Toạ lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, miếu Nhị Phủ được xây dựng với tổng diện tích là 2,5cm. Tuy nhiên, phần sân đã chiếm gần một nửa diện tích. Kiến trúc có kết cấu của người Hoa, chùa được xây dựng hình chữ khẩu gồm 4 dãy nhà xếp liên tiếp nhau, giữa các gian nhà cũng đều có giếng trời. Có lẽ nổi bật nhất trong kiến trúc của Chùa đó là phần mái nhà cong chồng chéo lên nhau, trang trí phù điêu rồng, cá chép được ghép từ các mảnh bằng những mảnh sành sứ, khá độc đáo so với các khu đền, miếu, chùa khác ở Việt Nam. Ngoài ra, trên các bức tường miếu đều trạm trổ những hình ảnh phong tục tập quán, văn hoá của người Phúc Kiến. Miếu Nhị Phủ thực sự là một công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật độc đáo từ điêu gỗ, khắc gỗ, gốm sứ hay đá.
Du khách có thể thấy trong hầu hết các miếu chùa của Người Hoa đều thờ chính là bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, nhưng miếu Nhị Phủ là nơi duy nhất thờ chính Bổn Đầu Công vì thế chùa còn có tên gọi là chùa Ông Bổn. Đây chính là điểm khác biệt của Chùa đối với các chùa khác của người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn. Phần chính điện, bàn thờ phúc đức chính thần chiếm vị trí trung tâm hiện lên khung cảnh lộng lẫy, tráng lệ, nguy nga. Tượng thờ ông Bổn được làm bằng gỗ cao 1,5m được đặt ngay Điện thờ phúc đức chính thần. Phía dưới tượng ông Bổn đặt 2 bức tượng nhỏ như hai đồng tử đang đứng chờ được sai bảo. Ngoài ra, tại Miếu Nhị Phủ cũng thờ các vị thần khác như Quan Công, Quan Thế m Bồ Tát, Hoa Phấn phu nhân,...
Những ngày lễ lớn tại Chùa Ông Bổn mà bạn có thể đến dự đó là ngày Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Tám, bởi hai ngày này được cho rằng là ngày sinh và ngày mất của Ông Bổn. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể đến hành hương hoặc tham quan nơi đây vào các ngày trong năm. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội tham dự nhiều hoạt động văn hoá của người Hoa như: múa lân, biểu diễn võ thuật, múa rồng,... vào hai ngày lễ lớn của Miếu Nhị Phủ.
2.5. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học
Phố lồng đèn Lương Nhữ Học
Phố đèn lồng tại Lương Nhữ Học, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn. Cứ mỗi năm, cứ đến Rằm tháng Tám là nơi đây bắt đầu nhộn nhịp và rực rỡ, đặc biệt là vào buổi tối khi ánh đèn lồng đủ loại sắc màu và kiểu dáng tạo cho con phố vẻ đẹp lung linh, thơ mộng, huyền ảo. Cứ mỗi năm sau rằm tháng 7 là khu phố lồng đèn bắt đầu nhộn nhịp và rực rỡ vào mỗi tối với ánh đèn đủ màu sắc từ các loại lồng đèn khác nhau. Càng gần đến với trung thu thì con phố này trở nên đông hơn, người thì đến mua đèn, người thì đến chụp ảnh, người thì trải nghiệm con phố người hoa đặc trưng này. Vào những ngày Rằm trung thu không chỉ trẻ con mà thậm chí cả người lớn, các bạn trẻ cũng háo hức tới con phố này để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ bên nhau dưới ánh đèn lồng
Những chiếc lồng đèn cũng ko thay đổi nhiều so với những năm trước, chỉ có thêm vài mẫu mới lạ hơn, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ từ chiếc đèn lồng truyền thống. Du khách có thể bắt gặp các loại đèn lồng như: đèn lồng giấy, đèn lồng kiểu tròn, đèn kiểu trám, kiểu dù, kiểu kim cương hay kiểu đĩa bay…Một số mẫu mới được làm bằng nhựa, hay còn gọi là đèn nhạc của Trung Quốc cũng được bày bán phổ biến từ các mẫu hình đáng yêu đến hình các nhân vật hoạt hình thu hút rất nhiều trẻ em tới mua. Giá trung bình cho các loại l đèn lồng dao động từ 10.000VND đến 50.000VND đối với các loại nhỏ, còn với loại lớn thì có giá từ 50.000 VND trở lên.
Bên cạnh đó, du khách đến tham quanh Phố lồng đèn ko chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh đèn lồng rực rỡ, mà bạn có thể tiến về phía cuối phố vẫn có các gian hàng ăn vặt bán dọc 2 bên con phố. Bạn có thể ăn thử món bánh có tên là Roti. Gian hàng này thường xuyên
thu hút rất đông khách hàng, đây là một loại bánh của người Malay. Loại bánh này được chế biến do chính đầu bếp người nước ngoài thực hiện tại chỗ, và tạo sự hiếu kì cho các du khách đi dạo phố lồng đèn. Bánh này có dạng như một loại bánh bột và bên trong có các loại nhân ngọt nhân mặn chọn tùy thích và giá từ 20.000 VND-40.000 VND ( tuỳ vào loại nhân mà bạn chọn ) Nhân mặn gồm có gà, bò và nhân ngọt thì đa dạng hơn với các loại nhân sầu riêng, chuối, sốt socola, phô mai. Quán thường mở bán từ 17h-23h đến hết ngày trung thu.
Hiện tại, khu vực phố lồng đèn vẫn cho phép xe lưu thông qua lại, nên bạn có thể chạy thẳng xe vào phía bên trong, hoặc gửi xe ở các nhà dân vào các ngày bình thường ( không phải lễ tết )nên giá giữ xe là 10k.
Các địa điểm ăn uống hấp dẫn tại phố Chợ Lớn
3.1. Vịt quay truyền thống Trung Hoa
Vịt quay truyền thống Trung Hoa
Trên dọc đường Bùi Hữu Nghĩa có tới hơn 10 tiệm vịt quay lớn, nhỏ, từ vài chục năm cho đến vài năm tuổi nhưng quán vịt quay nổi tiếng nhất vẫn là hàng vịt quay nằm ngay phía trái góc đường Bùi Hữu Nghĩa.
Xa xưa, món vịt quay là một món ăn chỉ chuyên phục vụ dâng lên cho vua chúa, bởi món này chế biến khá cầu kỳ. Tiêu chí của một con vịt quay ngon là lớp da phải giòn rụm màu vàng nâu nhưng phải bóng loáng và bắt mắt, thịt vịt thì phải mềm, mọng nước và tươi ngon.
Ngoài ra, bạn có thể thấy điểm khác biệt của vịt vay đúng chuẩn chính hương vị khi nêm nếm phải có mùi thoang thoảng của hoa hồi, bột xá xíu và ngũ vị hương. Ngày nay, vịt quay không chỉ được mua về để ăn với cơm, mà còn được làm nhân thịt của bánh mì hoặc bánh bao để tăng thêm cảm giác no bụng. Vịt tại đây khá to và nặng nên giá của một con vịt quay trung bình là 280.000 VND/con.
3.2. Cá viên cà ri
Cá viên cà ri
Nằm tại góc mũi tàu Nguyễn Trãi, Cá viên cà ri có lẽ là cửa hàng cá viên duy nhất tại khu Chợ Lớn. Tại Hồng Kông hay Đài Loan,... cá viên cà ri được xếp vào loại món ăn đường phố nổi tiếng và đáng thử nhất khi đến đây. Nước sốt cà ri cay cay được chế biến, gia giảm gia vị thêm hương vị ngọt hợp với Sài Gòn. Viên cá giòn giòn, dai dai, quyện với nước sốt đậm đà sẽ đem lại cho bạn hương vị khó quên. Bên cạnh đó, món cá viên cà ri còn có thể ăn cùng với mì trứng, ăn mì nước hoặc ăn mì xào khô tùy vào sở thích của mỗi người.
3.3. Phá lấu
Phá lấu
Phá lấu là một món ăn nghe thôi là ai cũng thấy “dè chừng” bởi món này được làm từ những bộ phận như: tai, mũi, lưỡi,... hoặc bộ lòng của heo, gà... Tuy nhiên với những ai đã ăn quen hương vị này thì đây lại là món ăn “tủ” không thể thiếu. Do vậy, đây cũng là một trong những món ăn cực kỳ nổi tiếng tại Sài Gòn.
Du khách khi ăn có thể an tâm bởi để hoàn thành món ăn này, người ta sẽ rửa thật sạch và khử mùi tanh của thịt, sau đó cắt nhỏ và ướp cùng với ngũ vị hương, rượu trắng, xì dầu, đường, và các phụ gia khác. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là phá lấu luôn được nấu bằng nước dừa tươi thì mới tạo ra được hương vị đúng điệu. Nghe thì có vẻ hơi “kì lạ” phải không nào? Những hãy thử thách bản thân thử một lần nhé, biết đâu bạn sẽ nghiện món ăn này thì sao. Bên cạnh đó, đầu bếp sẽ tùy vào từng món phá lấu mà cho thêm nước cốt dừa hoặc sữa tươi để tăng độ béo cho Phá Lấu.
Trước đây, Phá Lấu được ăn không nhưng nay, tại Sài Gòn, món phá lấu ăn kèm với rất nhiều loại, như: phá lấu ăn với bánh mì, phá lấu nướng, lẩu phá lấu, phá lấu mì gói, … Một bát phá lấu có giá từ 22.000 VND, nếu bạn ăn với mì sẽ là 30.000VND/bát, ngoài ra ăn thêm bánh mì sẽ tính phí thêm 5.000VND/bánh.
3.4. Mì kéo - mì kungfu
Mì kéo - mì kungfu
Nếu như bạn chỉ được nhìn thấy món mì kéo trong các bộ phim cổ trang Trung Hoa, thì nay, bạn đã có thể tự mình chứng kiến và thưởng thức món mì kéo tươi được làm ngay tại chỗ trên những chiếc xe đẩy truyền thống. Các sợi mì này không giống với các loại mì mà bạn mua sẵn ngoài chợ hay trong siêu thị, mì được làm tại chỗ tươi ngon nên bạn sẽ cảm nhận được hương vị tươi ngon và thơm dẻo đặc biệt này. Món món mì kéo tươi ăn ngon nhất là ăn với vịt tiềm, hoặc xá xíu, sủi cảo, hoành thánh, đặc biệt là mì tươi sườn kho.
Quán mì kéo mở cửa từ khoảng 3 giờ chiều đến khuya, bạn có thể thưởng thức một tô mì tươi ngon cho bữa tối nhẹ nhàng. Giá cho một tô mì tươi dao động trong khoảng 47.000 VND/bát (tô).
3.5. Gà ác tiềm thuốc bắc
Gà ác tiềm thuốc bắc
Gà ác tiềm thuốc bắc được xem là một vị thuốc dân gian rất tốt cho sức khoẻ. Món ăn này được làm từ nguyên con gà ác (loại gà có da màu đen, lông trắng), sau đó người ta sẽ đem đi hầm với một số vị thuốc bắc như: nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu và bạch quả,... và cho ra một món ăn vô cùng bổ dưỡng.
Ban đầu khi ăn món này, một số người chưa quen sẽ cảm thấy có vị khá khó ăn vì mùi vị nồng và nước hơi đắng của các loại thuốc bắc, nhưng phần thịt gà ác thì lại rất mềm và vô cùng ngọt thịt nên dần bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt mọng nước của gà thấm đẫm hương thơm của các vị thuốc đông y. Gà ác tẩm thuốc bắc có thể bồi bổ, tốt cho thận,.. Một suất gà tần tẩm thuốc bắc có giá khoảng 50.000VND/bát
3.6. Dimsum
Dimsum
Dimsum ngày nay là món ăn phổ biến của Trung Hoa được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Đây là tập hợp các món ăn sáng xuất phát từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Khởi đầu từ các quán trà chuyên phục vụ cho những thương lái ngày xưa, do phải đi xa buôn bán, nên các thực khách luôn cần những món ăn tiện lợi, nhanh chóng mà cũng không quá đắt tiền. Do vậy mà món Dimsum dần dần ra đời với nhiều hình dạng, mùi vị và cách chế biến khác nhau, nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng và thơm ngon.
Phần nhân của 1 chiếc Dimsum thường bao gồm các loại thịt như tôm, cua, cá, thịt lợn,... và các loại rau, củ, nấm,... đi kèm, tất cả đều được băm nhuyễn rồi trộn đều, nêm nếm gia vị vừa đủ. Quá trình nêm nếm cũng phải khéo để phần nhân không bị mất vị tươi ngọt tự nhiên mà vẫn phải đậm đà. Có rất nhiều cách biến thì Dimsum như hấp, luộc, chiên,... khiến món ăn sẽ không bao giờ bị nhàm chán.
Ngoài ra cách gói lớp vỏ nhân bao bọc bên ngoài cũng phải rất khéo léo và cẩn thận. Gần như tất cả các món Dimsum đều có kích thước rất nhỏ để tiện bỏ vào miệng khi ăn.Dimsum khi được phục vụ đều để trong những chiếc xửng tre có nắp đậy để giữ độ nóng và hương vị của từng món ăn.
Từ việc chế biến, hình dáng đến cả cách phục vụ cũng đều được lên chi tiết, tỉ mẩn. Nên có thể nói, Dimsum là một trong những món ăn nghệ thuật, tinh túy nhất của ẩm thực Trung Hoa. Tại khu Chợ Lớn, Dimsum hầu như được bán ở khắp các quán ăn của người Hoa với giá rất phải chăng chỉ từ 10.000VND đến 25.000 VND/ cái.
3.7. Các món chè
Các món chè
Sau khi đã thưởng thức no nê các món ăn chính mặn, ngọt, chua, cay khắp khu phố Chợ Lớn thì việc khép lại một bữa ăn chỉn chu đó là một chút sự ngọt ngào từ các món chè phong phú tại đây. Khác hẳn với các loại chè nơi khác tại Sài Gòn, chè ở khu Chợ Lớn được chế biến ít ngọt hơn và ít béo hơn, phù hợp với các bạn nào muốn ăn vặt nhưng lại đang giảm cân. Một số món chè nổi tiếng phải kể đến ở đây là: chè trà trứng, cao quy linh, đu đủ hầm, bạch quả, chè mè đen, chè hạnh nhân,...
Trong đó, chè trà trứng được chế biến từ hột gà nấu với trà đen cho đến khi nước trà ngấm vào tận trong lòng đỏ. Bởi trà ngấm vào trong, nên phần lòng trắng trứng khi ăn sẽ có cảm giác dai, vị hơi chát. Nhưng thú vị là phần lòng đỏ rất bùi mà lại không béo, hòa quyện cùng hương vị trà thanh mát, sẽ dễ khiến bạn nghiện món chè độc đáo này đó. Ngoài ra, cao quy linh cũng là một món chè có tính mát, tốt cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, khi ăn đôi khi bạn sẽ thấy có vị hơi đắng nên một số hàng chè thường chế ăn kèm với sữa đặc hoặc dùng với mật ong để lấn đi vị đắng đó. Nhưng bạn cứ hãy ăn thử mà xem, hương vị ngon ngọt thanh sẽ khiến bạn không còn để ý đến vị đắng của chè nữa. Thông thường, giá trung bình một cốc chè tại đây là từ 15.000 VND đến 35.000 VND/ cốc.