SỨC KHỎE TV
“Cát tặc” huỷ hoại môi trường sông Krông Pắk (Đắk Lắk) và vai trò của người đứng đầu địa phương
Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát sỏi quá mức trên sông Krông Pắk, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk diễn biến hết sức phức tạp. Điều đáng nói, hoạt động này đã gây sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, gây bức xúc dư luận.
Câu chuyện biển cấm, bãi xe và lợi ích nhóm ở Hoàng Mai, Hà Nội
Một tuyến phố ở phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội vốn hay bị ùn tắc giao thông nên từ lâu đã cấm các loại xe khách, xe tải đi vào. Thế nhưng, nơi đây lại xuất hiện một bãi trông giữ xe. Đáng nói bãi xe này chỉ cách công an phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội chừng vài bước chân.
Kết quả bất ngờ từ Công an Bắc Từ Liêm
phạm chỗ ở trái phép và huỷ hoại tài sản, khiến dư luận bất ngờ kèm bất bình. Cơ quan này kết luận không có sự việc phạm tội nên không khởi tố vụ án hình sự.
Mỹ Hào, Hưng Yên: Cần thanh tra việc chuyển nhượng đất tại một dự án của Cty Mỹ Văn
Một dự án của tư nhân, nhưng lại áp giá đền bù theo khung của dự án vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, khiến nhiều người dân bức xúc, kiện cáo nhiều năm. Sau khi báo chí vào cuộc, chính quyền địa phương có động thái xử lý thì người dân đã được thoả thuận với doanh nghiệp.
Chiếm dụng gầm cầu dựng kho bãi: Nguy hiểm rình rập cây cầu?
Theo phản ánh của người dân đến đường dây nóng 088 888 2323 của Truyền hình Người đưa tin pháp luật, về việc gầm cầu Bắc Hưng Hải, trên tuyến đường tỉnh lộ 379, đoạn chạy qua xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đang bị chiếm dụng làm nhà máy sản xuất, nhà kho và bãi rửa xe, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của công trình này.
Lào Cai: Một cuộc “bắt quả tang”...kì lạ
Mới đây, Truyền hình Người Đưa Tin nhận được nguồn tin từ người dân ở TP Lào Cai, về việc xuất hiện cơ sở sang chiết ga trái phép rộng hàng ngàn m2, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Thậm chí còn tổ chức buôn bán gas trái phép một cách công khai trên địa bàn Lào Cai. Truyền hình Người Đưa Tin đã thông báo tới lãnh đạo quản lý thị trường Lào Cai để tổ chức bắt quả tang. Thế nhưng, kết quả lại là "đầu voi đuôi chuột". Bóng dáng nhân vật có dấu hiệu bảo kê cũng dần lộ diện...
Bãi xe Công ty Cổ phần Đồng Xuân thu tiền gửi xe máy kiểu... “ăn cướp”
Vừa qua, trên MXH xuất hiện đoạn clip đăng tải hình ảnh nam thanh niên tranh cãi với một nhân viên bảo vệ tại bãi trông giữ xe có biển ghi Công ty Cổ phần Đồng Xuân - TP Hà Nội về việc thu phí gửi xe quá cao gây xôn xao dư luận.
Doanh nghiệp khiếu nại Truyền hình Người đưa tin: “Vừa ăn cắp vừa la làng”
Sau khi bị Truyền hình Người đưa tin pháp luật “vạch trần” thủ đoạn kinh doanh, buôn bán hàng giả, một số đối tượng nằm trong đường dây này đã tìm nhiều cách liên hệ với PV để xin bỏ qua vụ việc, nhưng phía sau thì một đơn vị liên quan lại gửi đơn đến các cơ quan quản lý báo chí với lời lẽ dối trá, sai sự thật, nhằm mục đích đe doạ, cản trở để nhóm PV không tiếp tục đi sâu phản ánh. Mục đích của họ là vậy, nhưng kết quả họ đạt được chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Khai thác trái phép TNKS ở Quốc Oai (Bài 3): Trưởng Công an huyện Quốc Oai chịu trách nhiệm gì?
Việc khai thác TNKS trái phép ở huyện Quốc Oai, TP Hà Nội diễn ra suốt nhiều năm, thậm chí đã có tai nạn lao động gây tử vong. Công tác đấu tranh phòng ngừa với các loại tội phạm trong lĩnh vực TN, MT đã có “lỗ hổng lớn”. Và dư luận thấy vai trò của lực lượng công an địa phương trong công tác đấu tranh phòng ngừa khá mờ nhạt.
Bị sử dụng hình ảnh trái phép gây thiệt hại: Đừng im lặng!
Hiện nay các spa, thẩm mỹ viện sử dụng rất nhiều các phương thức quảng cáo trên website, mạng xã hội. Một trong những cách thức phổ biến đó là sử dụng hình ảnh của người mẫu, diễn viên, người có sức ảnh hưởng để tăng niềm tin, uy tín. Thậm chí một số thẩm mỹ viện còn tự tạo ra những trang báo không có thật, nhằm mục đích để đánh lừa khách hàng.
Khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản ở Quốc Oai, Hà Nội: Cần xử lý tận gốc
Việc khai thác trái phép Tài nguyên Khoáng sản tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai diễn ra suốt nhiều năm nhưng lãnh đạo địa phương bất lực, không có biện pháp xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.
Cảnh giác chiêu trò bán thực phẩm chức năng trên mạng: Cẩn thận “mật ngọt” bọc “thuốc độc”
Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe trên các trang mạng xã hội lại được quảng cáo như một loại thuốc đặc trị bệnh trĩ, bệnh tiểu đường, khiến nhiều khách hàng hiểu nhầm, dẫn đến việc mất tiền oan.
Lương y "dởm" cấu kết truyền thông "bẩn" lừa người bệnh: (Bài 2) Lương y thì không… bất lương!
Nhiều người tự xưng lương y, tài năng khám chữa bệnh chưa thấy đâu, nhưng tiếng tăm vẫn nổi như cồn trên mạng xã hội nhờ "truyền thông bẩn”. Giới trí thức thì khó bị qua mặt, còn các cụ ông cụ bà hay những người bệnh ở các vùng quê nghèo, thậm chí ở tận vùng núi xa xôi, ít tiếp cận thông tin chính thống, thì rất dễ bị lừa, dụ dỗ vào "ma trận bán thuốc".
Lương y "dởm" cấu kết truyền thông "bẩn" lừa người bệnh: (Bài 1) Bà Nguyễn Thị Nghê không phải lương y
Để thu hút được đông đảo bệnh nhân đến điều trị và mua thuốc, một số người đã "tự phong" cho mình những cái "danh" mỹ miều, trúng vào tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương" của người dân. Một trong số đó là "lương y" tự phong Nguyễn Thị Nghê, với bài thuốc trị bệnh tiểu đường, được quảng cáo như thần dược, đang làm mưa làm gió trên các trang mạng xã hội suốt thời gian qua.