Mở rộng thị trường trong trạng thái bình thường mới

Thảo Huyền

Các doanh nghiệp đang hối hả chuẩn thâm nhập thị trường mới để đón đầu đối thủ thì cơn đại dịch bỗng từ trên trời rớt xuống. Bối cảnh bình thường mới tưởng chừng như đem theo nhiều thách thức, nhưng thực tế, sự đổi mới này cũng có thể trở thành lợi thế để mở rộng kinh doanh. Những hành vi tiêu dùng mới xuất hiện và tốc độ chuyển đổi công nghệ nhanh chóng trong thời kì giãn cách xã hội giờ đây trở thành cơ hội để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm.

Hãy cùng tháo gỡ các mối quan ngại xoay quanh hoạt động thâm nhập thị trường trong bối cảnh bình thường mới nhé!

Thâm nhập thị trường trong trạng thái ‘bình thường mới’ đầy bối rối!

Cơn sốt ‘bình thường mới’ đang ngày đêm ngập tràn trên các kênh truyền thông. Tuy nhiên, dù là ‘bình thường mới’ hay ‘bình thường cũ’ thì các quyết định thâm nhập thị trường đều phải dựa trên số liệu cụ thể và tiềm năng của thị trường. Trạng thái ‘bình thường mới’ không có nghĩa là tất cả đều lạ lẫm. Tất nhiên là có những khía cạnh mới, nhưng cốt lõi của các hoạt động kinh doanh thì không thay đổi.

Về cơ bản, ‘nhu cầu’ vẫn là kim chỉ nam cho tất cả mọi quyết định mở rộng thị trường, bất kể là có COVID-19 hay không. Trước khi lựa chọn thâm nhập thị trường, các công ty cần thực hiện các nghiên cứu và phân tích về nhu cầu thị trường. Sau đây là những câu hỏi mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lên kế hoạch mở rộng kinh doanh sang một thị trường mới:

  1. Liệu sản phẩm hay dịch vụ của công ty có thể trở thành giải pháp cho khó khăn trong cuộc sống của người tiêu dùng hay không?
  2. Mức độ cạnh tranh tại thị trường mới này có khốc liệt không?
  3. Những chi phí đi kèm với việc xây dựng thương hiệu tại thị trường mới là gì?
  4. Sẽ mất bao lâu để doanh nghiệp hoàn vốn và tạo ra lợi nhuận tại thị trường mới này?

Trong trạng thái bình thường mới, dù hành vi người dùng và cách thức kinh doanh có phần khác so với trước đây, nhưng những nhu cầu căn bản của người tiêu dùng vẫn không thay đổi.

Thêm nữa, việc tìm được một đối tác uy tín sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ thành công của chiến dịch xâm nhập thị trường. Một đối tác hoàn hảo cần hội tụ cả chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa văn hóa.

Vậy thì những thay đổi cần chú ý khi thâm nhập thị trường trong bối cảnh bình thường mới là gì? Ai cũng cần đối tác, nhưng lựa chọn đối tác có cả kinh nghiệm ứng phó và xử lý khủng hoảng sẽ là một điểm cộng lớn (như EloQ Communications chẳng hạn!). Ngoài ra, thâm nhập thị trường lúc này còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự linh hoạt. Một trong những bài học xương máu rút ra từ dịch COVID-19 đó là các doanh nghiệp phải linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận thay đổi. Những công ty thích ứng nhanh chóng và điều chỉnh các gói sản phẩm/dịch vụ phù hợp theo tình huống mùa dịch đã giành lấy cơ hội ghi điểm trong lòng đại đa số người tiêu dùng.

Thị trường Việt Nam – một trong những thị trường đầy tiềm năng

Tiếng lành đồn xa! Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy khả năng ứng phó và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Vậy thì tình hình thị trường Việt Nam trong trạng thái bình thường có khả quan không?

Năm 2019, Việt Nam được World Bank xếp hạng thứ 8 trong số 29 nền kinh tế đáng đầu tư nhất thế giới. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào các hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi nhuận và việc làm cho người dân địa phương. Lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ xấp xỉ với GDP cả nước (GDP Việt Nam trong năm 2019 là 244,9 tỷ USD) là minh chứng cho điều này. Năm 2020 thì…dịch COVID-19 diễn ra. Trong thời đại toàn cầu hóa với nhiều sợi dây ràng buộc giữa nhiều quốc gia, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều chịu thiệt hại do COVID-19 gây ra. Khi đường biên giới đóng cửa và các chuyến bay thương mại ngừng hoạt động, nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Việt Nam đang gánh chịu nhiều thất thoát kinh tế lớn.

Tuy nhiên, trong thời buổi bình thường mới, có hai yếu tố nổi bật mà mọi người có thể dễ nhận thấy tại thị trường Việt Nam, đó là khả năng kiểm soát dịch bệnhsự chuyển đổi công nghệ cũng như hành vi người tiêu dùng.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Giờ đây, khi lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng, Việt Nam đang tập trung kích cầu nội địa. Những tập đoàn đa quốc gia và các công ty nội địa đang vận hành kinh doanh tại thị trường Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào những hoạt động ưu đãi này.

Một thay đổi khác đến từ dịch COVID-19 đó là người tiêu dùng trên thế giới đã trở nên cởi mở hơn và sẵn sàng tiếp thu các công nghệ mới. Ví dụ, trong ngành truyền thông, nhiều phương pháp làm việc mới đang dần nổi lên như sự kiện ảo, hội thảo trực tuyến, làm việc từ xa, v.v. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Người dân Việt Nam cũng đang tiếp nhận các hành vi tiêu dùng và công nghệ mới hậu đại dịch, tạo ra nhiều cơ hội để thay đổi phương pháp làm việc, cải tiến sản phẩm và phát minh ra những dịch vụ mới. Khi đại dịch đang dần trôi qua, đây cũng là lúc thích hợp để bắt đầu chuẩn bị cho quá trình mở rộng kinh doanh.

Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định trong những năm vừa qua, và là một trong những điểm thu hút đầu tư nước ngoài bậc nhất Đông Nam Á. Hiểu rõ tiềm năng này, EloQ mong muốn trở thành đối tác hỗ trợ cho những công ty trong nước và ngoài nước đang có định hướng mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam. EloQ Communications luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ marketing trọn gói, từ những bước đầu thâm nhập đến các hoạt động quảng bá, để giúp cho chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam của các khách hàng luôn thành công và thuận lợi.

Tiến sĩ Clāra Ly-Le, giám đốc điều hành của EloQ Communications. Bà là chuyên gia quan hệ công chúng lâu năm với nhiều kinh nghiệm tham gia các chiến dịch PR quốc tế và tại Việt Nam.

Hạnh Lê, trợ lý điều hành tại EloQ Communications. Hiện tại Hạnh đang giúp EloQ kết nối và duy trì mối quan hệ với hơn 10 agency đối tác đến từ nhiều nước khác trong khu vực châu Á. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem thêm thông tin tại www.eloqasia.com/vi/

Liên Nga