Mổ xẻ 'dây leo kỳ dị' chữa bệnh xương khớp giúp người đàn bà không phải 'cưa chân'

Biên tập viên

Những số báo qua, Câu chuyện & pháp luật đã giải mã bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp của Lương y Triệu Thị Bình (Bản Yên Sơn – xã Ba Vì – Huyện Ba Vì – Hà Nội).

Hàng nghìn độc giả điện về tòa soạn, mong báo mô tả về những vị thuốc kỳ dị có tác dụng đẩy lùi các bệnh mãn tính. Chúng tôi tìm gặp người sống cả đời với rừng, có các bài thuốc trị bệnh xương khớp mãn tính đến các nhà khoa học cũng phải kinh ngạc.

Dây deo tại... "vườn thảo dược"

Để đền đáp mong mỏi của bạn đọc khắp cả nước, chúng tôi có cuộc tiếp xúc với Lương y Bình để làm rõ mọi thắc mắc trên. Theo lương y Triệu Thị Bình cho biết, xương khớp là bộ khung nâng đỡ toàn cơ thể, thế nhưng, bộ khung tưởng như cứng như thép với đá đó lại rất dễ bị tổn thương, bởi tác động của thời tiết như trời lạnh, ẩm thấp… Bệnh thấp khớp lại bắt nguồn từ bế tắc kinh lạc. Kinh lạc đưa khí huyết đi khắp nơi và nếu kinh lạc bị tắc bởi ngoại tà, thì sẽ gây nhức mỏi các khớp, rồi gây ra viêm khớp. Khí huyết không thông ở các hệ cơ bám ở các khớp, máu bơm đến kém, thì khớp cũng dễ bị thoái hóa, tổn thương.

Đến độ tuổi nhất định, cơ thể hấp thụ canxi kém, cũng gây nên bệnh thoái hóa. Những người làm việc vất vả, trong môi trường ẩm thấp, lội bùn, những người ít vận động cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh thấp khớp. Từ những kiến thức cổ nhưng lại rất hiện đại, mà lương y Bình đã điều trị bệnh thấp khớp bằng cách dùng thảo dược nâng cao thể trạng, nâng cao chức năng thận, nạp dương khí cho người bệnh, trục khí lạnh, nâng cao khả năng hấp thụ can-xi cho cơ thể, từ đó mà chữa trị tận gốc căn bệnh thấp khớp.

Vừa giải thích, lang y Bình bốc thuốc nhoay nhoáy, tới 50 vị cho 1 ấm thuốc, nhưng đặt lên cân thì chính xác gần như tuyệt đối. Trong số 50 vị thuốc, thì khó kiếm nhất là Dây đau xương. Đây là loại thảo dược rất kỳ quái. Chúng mọc lên từ vách đá tai mèo trong rừng già, luồn rễ vào kẽ đá để hút dinh dưỡng lớn lên. Chúng mọc như dây leo, nhìn xa chẳng khác gì con rắn trườn trên đá. Thế nhưng, khi phần dây leo đó lên đến mỏm đá, thì nó dựng lên thành một cái cây, to bằng thân ống điếu cày. Lá của nó có màu xanh nhạt, nhưng lại có hình trái tim. Điều đặc biệt nữa, là chỉ lấy phần dây leo bám vào đá để làm thuốc. Khi chặt phần dây leo già cỗi đó, thì phần rễ mọc trong kẽ đá lại nảy ra dây nữa và tiếp tục lên thành dây leo mới.

Để lấy được thứ thảo dược kỳ quái này, lương y Bình phải lặn lội rừng sâu rất vất vả. Mỗi ngày, có cả chục dân bản lùng sục trong rừng sâu thu hái Co ba mí cho chị, để chị có đủ nguồn thuốc cung cấp cho người bệnh khắp cả nước. Có người, đi rừng cả ngày, nhưng chẳng kiếm được mẩu Co ba mí nào. Những vị thuốc này đang được bà Bình nhân giống tại vườn thảo dược.

"Dây leo cổ quái"... cứu mạng người

Thứ thảo dược đặc biệt nữa, không thể thiếu trong bài thuốc chữa thấp khớp của lương y Bình, đó là cây Co nhà chập. Đây là loại thảo dược thuộc họ nhà trúc, thân nhỏ bằng ngón tay, nhưng đốt của nó rất ngắn, xù xì và phình to. Nhìn thân cây cong cong, trông như bộ xương sống của người. Chúng mọc thành bụi ở ven suối, các khe ẩm thấp trong rừng già, trên các dãy núi đá vôi.

Lương y Triệu Thị Bình

Lương y Bình đưa cho tôi xem một đoạn dây leo kỳ quái, tôi bảo nhìn giống dây đau xương, nhưng lại không phải. Lương y Bình bảo, trong tất cả các bài thuốc chữa xương khớp, gout, đều phải có nó. Nó chính là dây đau nhức xương, nhưng lại là loài đặc biệt, chỉ mọc ở trên những ngọn núi cao chất ngất. Bà đã trèo lên nhiều quả núi và chỉ thấy chúng xuất hiện ở độ cao trên 1.500m, quanh năm mây mù, lạnh giá. Phải lên tận các vùng núi như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên... mới lấy được thứ dây cổ quái này.

Theo lương y Bình, có đến cả chục loại dây đau xương. Loại dây leo này có hình thù rất kỳ quái, lá giống như loại dây đau nhức xương bình thường, nhưng màu thẫm hơn, lá dầy hơn. Điều đặc biệt là ở phần thân của nó, tại các đốt, có những u cục rất to, chứa nhiều nhựa. Những loại dây đau xương chữa bệnh bình thường khác không có u cục này.

Loại dây đau xương kỳ quái này chỉ sống trên núi đá granít lạnh giá, ẩm thấp. Khi khai thác, thân bị cắt đứt, thì từ cái u cục đó, sẽ nhả ra rễ, và những cái rễ sẽ chảy dài xuống tận mặt đất. Rễ hút dinh dưỡng nuôi u cục, và từ u cục lại tiếp tục mọc ra đoạn thân, hình thành một hệ sống khác. Thứ nhựa dịch trong các u cục có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi, khiến xương dẻo và chắc. Để lấy được loại dây đau xương này, vào khu rừng già hoặc đi các tỉnh khác mới thu hái được.

Tôi hỏi: “Từ ngày thừa hưởng bài thuốc của cha, bà đã chữa khỏi cho bao nhiêu người bị các bệnh về xương khớp, gout?”, bà Bình bảo rằng: “Mình không thể nhớ hết được, nhưng chắc chắn phải đến hàng ngàn. Số lượng bệnh nhân thấp khớp mình ghi chép đầy mấy cuốn sổ. Những người bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cấp, thì chỉ dùng 1 – 2 tháng là khỏi bệnh hoàn toàn. Những bệnh nhân mới bị cũng ổn rất nhanh. Còn bệnh gout nặng, khớp đã sưng, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, gai đôi thì phải điều trị kiên trì, uống thuốc ít nhất 3 tháng liên tục mới đạt hiệu quả cao. Thuốc Tây không chữa được thoái hóa xương khớp, vì chỉ điều trị triệu chứng, nhưng rồi lại gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng nặng nề đến gan, thận. Nhưng nam y thì lại chữa được căn bệnh này, là bởi điều trị tận gốc rễ, tác động vào nguyên nhân hình thành nên bệnh. Chính vì thế, chữa bệnh thấp khớp bằng đông y phải rất kiên trì mới có hiệu quả cao”.

Rất nhiều trường hợp bị thoái hóa xương khớp, gây viêm đa khớp, nặng đến mức không đi nổi, như bà Lò Thị Hặc (bản Hôm, Chiềng Cọ, TP. Sơn La), rồi bà Bùi Thị Hợi (54 tuổi, Phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa), sau khi uống hết 3 thang thuốc, thì đã đi lại bình thường, cảm giác như chưa bao giờ bị căn bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hành hạ nữa.

Rất đặc biệt là trường hợp bà Trương Thị Kim Oanh, ở phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM. Bà Oanh đã cao tuổi, bị thoái hóa nặng, dẫn đến viêm khớp, chân sưng vù, nặng nề, không đi lại được, phải ngồi xe lăn. Bà đã đã điều trị đủ các phương pháp tây, ta, bấm huyệt, châm cứu, đi đủ các bệnh viện, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Năm ngoái, sau khi chiếu chụp, các bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ yêu cầu tháo khớp gối. Khi chuẩn bị để các bác sĩ tiến hành tháo khớp, thì được hàng xóm mách lương y Bình. Dù không còn nhiều hy vọng, nhưng với miền tin còn nước còn tát, bà Oanh đã liên hệ với lương y Bình để có thuốc uống. Không ngờ, sau khi uống hết 2 liều, trong 2 tháng, thì cái chân sưng vù xẹp đi, khớp gối hết đau, bà đi lại bình thường như lúc chưa có biểu hiện của bệnh. Cảm động quá, bà Oanh đã bay ra Hà Nội, rồi lặn lội lên tận Ba Vì để thăm bà Bình, như lời biết ơn sâu sắc nhất.  

Còn rất nhiều những bệnh nhân cũng bị căn bệnh xương khớp hành hạ, đã được lương y Bình mang đến hy vọng khác mà chúng tôi không kịp nêu tên...

Theo tìm hiểu của Câu chuyện & pháp luật, thời gian này, rất nhiều báo, trang mạng xã hội đăng tải về các lương y chữa bệnh xương khớp nhưng lại khiến người bệnh mất niềm tin. Nên khi bài thuốc chữa các bệnh xương khớp mãn tính của Lương y Triệu Thị Bình được người bệnh trong khắp cả nước chứng minh là hiệu quả, giúp nhiều người thoát chết, thoát cảnh cư chân, cưa tay, biến chứng... Báo Gia đình & pháp luật thông báo chỉ duy nhất hai số điện thoại dưới đây là số chính của lương y Bình, ngoài ra đều là giả mạo.

Bạn đọc gọi điện để tư vấn, lấy thuốc của lương y Triệu Thị Bình qua số: 0982. 749. 646 – 0981 096 720

Còn tiếp...
Thành An

 

Thành An