Những nhọc nhằn của người phụ nữ vùng cao

Thảo Huyền

Vùng Tây Bắc lắm đèo, nhiều dốc khiến cho chị em phụ nữ nơi đây ngày ngày phải gồng mình gùi trên vai những chuyến hàng hoặc trẻ nhỏ lên nương, xuống chợ và về bản.

Không chỉ người lớn, các em nhỏ ngay từ bé đã phải mang nặng trên mình hàng ngày. Một bé gái dân tộc Mông ở bản Cát Cát (Sa Pa) địu em đi bán thổ cẩm.

Địa hình chủ yếu là đồi núi, ra đường là họ phải lên xuống những con dốc. Ngày ngày, chị em phụ nữ Mông vượt con dốc Tả Van (Sa Pa) mưu sinh.

Người Mông vẫn ví rằng, cưới được vợ là như trong nhà vừa tậu con trâu tốt. Bởi người phụ nữ sẽ là lao động chính trong nhà và gánh nặng mưu sinh gia đình nằm ở trên lưng.

Bên cạnh chồng con, thì lu cở (gùi trên lưng) là người bạn thân thiết nhất của người phụ nữ vùng cao.

Lu cở cùng người phụ nữ gồng gánh kinh tế gia đình.

Cuộc đời người phụ nữ vùng cao gắn liền với “con dốc cuộc đời”. Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh.

Con dốc chứa đựng cả tình mẫu tử yêu thương.

Những người phụ nữ Mông ở Si Ma Cai (Lào Cai) gồng gánh xuống chợ cả một sạp hàng. Trên lưng của họ là những thứ thu hái được trên rừng.

“Mặt trời trên lưng” người phụ nữ vùng cao. Đối với trẻ em vùng cao, chúng ăn ngủ trên lưng mẹ và thấm đẫm mồ hôi nhọc nhằn của mẹ từ tấm bé.
Là phận “liễu yếu đào tơ” nhưng sức lao động chẳng kém gì đấng mày râu.
Có rất nhiều trẻ em vùng cao lớn lên trên lưng mẹ. Sự nhọc nhằn này cũng là bài học đầu tiên dạy cho chúng biết yêu quý sức lao động.
Vừa địu con vừa làm việc.
Chiếc lu cở trên tấm lưng theo họ đến khi gối mỏi chân chùn.

Chi Mai (st)