Phóng sự
Những người phụ nữ vượt biên bán bào thai
Trong khoảng một năm nay, tại Nghệ An rộ lên tình trạng mua bán bào thai – một thủ đoạn mới của những kẻ buôn người mà pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể. Mục tiêu dụ dỗ của chúng là những phụ nữ người dân tộc thiểu số đang mang thai tháng thứ 5 đến sắp sinh. Những đứa trẻ bị định đoạt số phận ngay từ khi còn đang trong bụng mẹ.
Nham nhở hoàn thổ sau khai thác mỏ - Kỳ 1: "Dai dẳng" thực trạng
Theo quy định, hoàn thổ là nghĩa vụ bắt buộc của các doanh nghiệp sau khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản. Tại địa bàn Nghệ An, nhiều mỏ khoáng sản đã hết hạn khai thác, dừng hoạt động từ nhiều năm nay, nhưng vẫn không được phục hồi hoàn thổ để giải quyết hậu quả về môi trường.
Chuyện lạ Cao Bằng: Đường đến 'thiên đường' xuyên qua gốc cây nghiến cổ
Con đường ở xóm Lũng Tôm (xã Lương Thông, Hà Quảng, Cao Bằng) nhờ công cả bản dùng tay trần quai búa phá núi suốt 5 năm để kết nối với thế giới bên ngoài.
Theo vết dầu loang - Kỳ 1: Thâm nhập "chợ" dầu không phép
Bước lên con tàu dầu cũ áp sát vào bờ cảng, ông Toàn (chủ tàu dầu) yêu cầu phải có tiền thì mới bơm dầu, nếu không chủ tàu phải đích thân ký nợ. Sau khi thỏa thuận xong, ông Toàn nổ máy, kéo vòi bơm sang con tàu NA 94209 TS để bơm dầu. Sau chừng 7 phút, khi đã bơm đủ 1.000 lít dầu cho chủ tàu cá, ông Toàn mắc võng trên tàu dầu của mình, nằm chờ những con tàu khác đến bơm dầu... Đáng nói, việc mua bán dầu như thế không thấy có hóa đơn.
Chuyện… “khuyển đá”
“Khuyển đá” là cái tên gọi tắt của giống chó Mông, loại đuôi cộc ở miền biên viễn Hà Giang, tốt nhất là giống chó này là ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Với các đặc tính nổi trội như: To con, ăn uống kham khổ, nhanh nhẹn, trung thành, lạnh lùng, “khôn ngoan vốn sẵn tính trời”, ít phải dậy dỗ… nên đã từ lâu giống chó này đã được giới nuôi chó nước ta “rất kết”. Cùng theo cái sự “kết” này, đã tạo nên những cơn sốt săn lùng, mở ra các con đường thương lái chó Mông.
Hành trình đục đá tìm nước cho vùng biên khô khát
Từ trước tới nay vốn chỉ nghe đến từ “đào giếng” hay “khoan giếng” cho tới khi đến xã Thượng Trạch - một xã biên giới của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, tôi rất bất ngờ với từ “đục giếng”. Để có được nước sạch cho bà con Ma Coong, A Rem, những người lính Đồn Biên phòng Cồn Roàng, BĐBP Quảng Bình đã trần mình trong nắng gió cả nửa năm trời, dùng búa tạ và ve để đục những tảng đá tìm nguồn nước. Mồ hôi các anh được ví đã rơi còn nhiều hơn mạch nước được tìm thấy…
Những "chiếc thuyền độc mộc" trong rừng già
Đấy là những gì hiện hiện trong một bức ảnh được thực hiện trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng nguyên sinh tiểu khu 144 (địa bàn xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong) dịp cuối tháng 7/2019. Bức ảnh thật ám ảnh, khiến người ta phải trăn trở.
Nỗi lo ở Piêng Coọc
Bởi xảy ra vụ khai thác trái phép 26 cây săng vì nên sau 6 năm, tôi “được” trở lại Piêng Coọc, bản làng biên giới thuộc xã Mai Sơn (Tương Dương), nơi có 52 hộ đồng bào Mông sinh sống. Thật băn khoăn, bởi chốn “sơn cùng thủy tận” này qua một khoảng thời gian dài vẫn chưa khá hơn, thậm chí đã có thêm những nỗi lo mới.
"Lênh đênh" dưới chân cầu Bến Thủy
Nơi hạ nguồn sông Lam, gần sát dưới chân cầu Bến Thủy, có mom sông đã cưu mang những phận người. Cuộc sống của những người dân mom sông ấy cũng lênh đênh như dòng nước nhưng luôn chứa chan nhiều ân tình
Về nơi Việt - Lào núi sông liền một dải. Kỳ 2: Hành trình vượt Trường Sơn
Thời điểm tháng 6, khi chúng tôi đặt những bước chân đầu tiên để chinh phục 3 con dốc của dãy Trường Sơn, bầu trời chang nắng không một gợn mây, huyện miền núi cao Tương Dương đang bước vào kỳ nóng bức nhất trong năm, là một trong những điểm “chảo lửa Đông Dương”.
“Cuộc chiến” chưa kết thúc
Cho đến thời điểm này, những người lính Biên phòng vẫn tiếp tục bám biên, chốt chặn trên biên giới để giữ vững thành quả ngăn chặn dịch Covid-19 ngay từ cửa ngõ đất nước trong bối cảnh các nước xung quanh vẫn có ca nhiễm mới.
Về nơi Việt - Lào núi sông liền một dải: Kỳ 1: "Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long"
Chúng tôi có dịp trải nghiệm những câu chuyện thú vị trên đất nước Triệu Voi khi cùng các chiến sỹ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong đến bản Nậm Táy thuộc cụm bản Viêng Phăn, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Suốt hành trình, những câu nói mà chúng tôi được nghe nhiều nhất là: “Hiên pha xả Việt Nam” (học tiếng Việt Nam), “Pạ xa xôn khỏng xỏng bản my khoam xạ mắc khi nẻn phẻn” – “Bộ đội biên phòng Việt Nam giúp Nậm Táy rất nhiều”…
Xích lô - Quanh chốn mưu sinh
Trong các loại phương tiện giao thông thô sơ, có lẽ bánh của xe xích lô có đường kính lớn nhất, nhưng vòng quay và tốc độ của nó lại chậm nhất. Cũng phải thôi, chiếc xe 3 bánh chỉ có thể lăn được khi người điều khiển phải dồn tất cả sức mạnh cơ thể với mồ hôi và cả nước mắt. Cuộc sống hiện đại dù đã tạo ra những giá trị mới song vòng quay của bánh xe xích lô vẫn lần hồi lăn ở đâu đó…
Đối diện “siêu cò” bán trứng, mang thai hộ xuyên biên giới và màn dụ phóng viên sang Trung Quốc
Là người làm báo trẻ, khi tiếp cận với một đề tài thâm nhập, điều tra là thử thách vô cùng khó khăn, nhưng đầy hấp dẫn mà tôi cũng như nhiều nhà báo khác phải trải qua. Nhưng, sau mỗi một đề tài khi đã tìm hiểu sâu về bản chất của vấn đề lại khiến tôi vỡ lẽ, học hỏi thêm nhiều điều. Lần tác nghiệp năm 2018 cùng đồng nghiệp Mai Hằng là ký ức khó quên…